Content text ĐỀ 9 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 LÝ 11 KNTT ( Theo minh họa 2025 ).docx
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌA SỐ 9 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC Môn: Vật lý 11 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………. Số báo danh:…………………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1. Đường sức điện cho biết A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy. B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy. C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy. D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặt trên đường sức ấy. Câu 2. Công thức tính độ lớn cường độ điện trường của điện tích điểm Q đặt trong chân không là A. Q Ek r . B. 2 Q Ek r . C. Q Ek r . D. 2 Q Ek r . Câu 3. Cường độ điện trường là đại lượng A. véctơ. B. vô hướng, có giá trị dương. C. vô hướng, có giá trị dương hoặc âm. D. vectơ, có chiều luôn hướng vào điện tích. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tụ điện? A. Tụ điện dùng để chứa điện tích. B. Tụ điện có nhiệm vụ tích và phóng điện trong mạch. C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện D. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp kim loại. Câu 5. Trong khoảng thời gian đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường độ dòng điện trung bình đo được là 6A . Khoảng thời gian đóng công tắc là 0,5s Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ của tủ lạnh là A. 3mC B. 6mC C. 0,6C D. 3C Câu 6. Công thức nào dùng để tính điện dung của bộ tụ điện gồm hai tụ điện có điện dung C 1 ghép nối tiếp với tụ điện có điện dung C 2 là A. C b = C 1 + C 2 . B. C b = C 1 - C 2 . C. b12 111 . CCC D. 12 b 12 CC C. CC
Câu 7. Trước khi mắc biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây? A. Có giá trị bằng 0. B. Có giá trị nhỏ. C. Có giá trị lớn. D. Có giá trị lớn nhất. Câu 8. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 4 lần thì công của lực điện trường A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu 9. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích q trong điện trường từ điểm M đến điểm N không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Điện tích q. B. Độ lớn của cường độ điện trường. C. Vị trí của điểm M và điểm N. D. Hình dạng đường đi từ điểm M đến điểm N. Câu 10. Hệ số nhiệt điện trở α của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Khoảng nhiệt độ và chế độ gia công của vật liệu đó. B. Độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó. C. Độ sạch của kim loại. D. Khoảng nhiệt độ, độ sạch của kim loại và chế độ gia công của vật liệu đó. Câu 11. Công của nguồn điện là A. lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1 giây B. công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn. C. công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1 giây D. công của dòng điện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích trong mạch kín. Câu 12. Cho mạch điện như như Hình bên. Hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r khi phát dòng điện cường độ I chạy qua nguồn có biểu thức là A. NUIr . B. .NNUIRr C. – .NUEIr . D. .NUEIr . Câu 13. Khi ta nói về một điện trường đều, câu nói nào sau đây là không đúng? A. Điện trường đều là một điện trường mà các đường sức song song và cách đều nhau.
B. Điện trường đều là một điện trường mà véctơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau. C. Trong một điện trường đều, một điện tích đặt tại điểm nào cũng chịu tác dụng của một lực điện như nhau. D. Để biểu diễn một điện trường đều, ta vẽ các đường sức song song và không cách đều nhau. Câu 14. Đường sức điện nào ở hình vẽ bên là đường sức của điện trường đều? A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình a, c. Câu 15. Người ta mắc hai cực của một nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy qua mạch, người ta vẽ được đồ thị như hình bên. Dựa vào đồ thị, tính suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. A. E = 3V, r = 0,5(Ω). B. E = 2,5V, r = 0,5(Ω) C. E = 3V, r = 1(Ω). D. E = 2,5V, r = 1(Ω). Câu 16. Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220 V – 1000 W, ý nghĩa của các số ghi trên ấm nào sau đây là sai? A. Khi sử dụng hiệu điện thế 220 V đặt vào ấm thì ấm hoạt động bình thường và ở trạng thái tốt nhất. B. Khi ấm hoạt động với hiệu điện thế định mức thì sẽ tiêu thụ một công suất là 1000 W. C. Khi sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn 220 V đặt vào ấm thì ấm hoạt động bình thường và ở trạng thái tốt nhất. D. Công suất định mức 1000 W là công suất tối đa mà ấm điện hoạt động liên tục mà không bị hỏng. Câu 17. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là U MN = 32 V. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Điện thế tại điểm M là 32 V. B. Điện thế tại điểm N là 0. C. Nếu điện thế tại M là 0 thì điện thế tại N là -32 V. D. Nếu điện thế tại M là 10V thì điện thế tại N là 42 V. Câu 18. Mạch điện kín một chiều gồm mạch ngoài có biến trở R và nguồn có suất điện động và điện trở trong là E, r. Khảo sát cường độ dòng điện I theo R người ta thu được đồ thị như hình. Giá trị của E và r gần giá trị nào nhất sau đây? A. 10 V; 1 Ω B. 6 V; 1 Ω C. 12 V; 2 Ω D. 20 V; 2 Ω
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Về điện trường và dòng điện không đổi, hãy cho biết câu nào đúng và câu nào sai: a) Điện trường là một vùng không gian trong đó một điện tích dương hoặc âm tạo ra sự chịu lực hoặc đẩy lực lên các điện tích khác trong không gian đó. b) Dòng điện không đổi là loại dòng điện trong đó cường độ dòng điện biến đổi theo thời gian. c) Điện tích là một đại lượng vector có hướng, được đo bằng đơn vị Ampere. d) Trong một dây dẫn điện, dòng điện di chuyển từ điện trường thấp đến điện trường cao. Câu 2. Một hộ gia đình sử dụng máy lạnh có công suất 1.5 kW trong 8 giờ mỗi ngày trong mùa hè. Tính tổng điện năng tiêu thụ của máy lạnh trong một tháng (30 ngày). a) Tổng điện năng tiêu thụ của máy lạnh trong một tháng là 360 kWh. b) Nếu giá điện là 0.2 USD/kWh, tổng chi phí điện hàng tháng là 144 USD. c) Nếu hiệu suất của máy lạnh là 80%, tổng năng lượng tiêu thụ hàng tháng là 450 kWh. d) Tổng khí thải CO2 sản sinh ra từ việc sử dụng máy lạnh trong một tháng, biết mỗi kWh điện tiêu thụ sản sinh ra 0.7 kg CO2, là 252 kg CO2. Câu 3. Cho mạch điện như hình vẽ. Với U9 V, 1R1,5 , 2R6 . Biết cường độ dòng điện qua 3R là 1 A. a) Điện trở 3R có giá trị là 5 b) Điện trở tương đương của mạch là 4,5 c) Trong 2 phút, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở 2R là 720J d) 5 W là công suất của đoạn mạch chứa điện trở 1R. Câu 4. Một ấm đồng chứa 5 ℓ nước ở 20C, khối lượng ấm 200 gam, người ta đun lượng nước này đến sôi bằng bếp điện 220V500W. Cho khối lượng riêng của nước là 1kg/,ℓ nhiệt dung riêng của nước và của đồng lần lượt là 1c4200J/kg.K, 2c380J/kg.K. a) Điện trở của bếp là 96,8 b) Cường độ dòng điện qua bếp là 25 A 11 c) Thời gian đun sôi nước là khoảng 56 phút. Coi nhiệt lượng bị hao hụt ra môi trường bên ngoài là không đáng kể (hiệu suất bếp là 100% ) d) Tính thời gian đun sôi nước là 1 giờ khi hiệu suất của bếp là 80% (Có nghĩa là chỉ có 80% năng lượng do bếp toả ra được dùng để đun nước còn 20% còn lại bị hao hụt ra môi trường bên ngoài). PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Câu 1. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 10 cm có hiệu điện thế 5 V, giữa hai điểm cách nhau 2 cm có hiệu điện thế là bao nhiêu? (Đơn vị: V) Câu 2. Tính giá trị điện trở R Hình 17.2. Bỏ qua điện trở các dây nối. Biết điện trở tương đương giữa hai điểm A và B có giá trị 3 . (Đơn vị: ) R 1 R 3 R 2