PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lác_Kanski.docx

CHƯƠNG 18. LÁC GIỚI THIỆU Định Nghĩa - Trục thị giác từ hoàng điểm, đi qua điểm nút của mắt và tới điểm định thị. Với thị lực đơn 2 mắt (BSV) bình thường, trục thị giác 2 mắt sẽ cắt nhau ở điểm định thị, các hình ảnh thẳng hàng nhau do phản xạ hợp thị và phối hợp giữa các tế bào đáp ứng thị giác 2 mắt ở vỏ não để đưa đến thị giác đơn 2 mắt. - Chỉnh thị khi mắt thẳng trục khi không có bất cứ kích thích hợp thị nào. - Lác ẩn (‘phoria’) ngụ ý xu hướng mắt lác khi phá vỡ hợp thị. + Lác ẩn nhẹ có thể xuất hiện ở hầu hết mọi người và lác ẩn hết do phản xạ hợp thị. Lác ẩn có thể lác trong nhẹ hoặc lác ngoài nhẹ. + Khi hợp thị không đủ để kiểm soát sự mất cân bằng, lác ẩn trở nên mất bù và thường xuất hiện các triệu chứng bất thường thị giác 2 mắt như thị lực suy giảm (asthenopia) hoặc nhìn đôi (diplopia). - Lác hiện (‘tropia’) ngụ ý lác xuất hiện rõ khi các trục thị giác không giao nhau ở điểm định thị. + Hình ảnh của 2 mắt không thẳng hàng làm xuất hiện nhìn đôi, hoặc ở trẻ em thường gặp là hình ảnh của mắt lác bị ức chế ở mức độ vỏ não. + Lác có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ do sự phát triển bất thường của cơ chế hợp thị hai mắt hoặc do mất cân bằng vận nhãn thứ phát do sự khác biệt khúc xạ giữa 2 mắt (anisometropia).
+ Hợp thị thất bại, ví dụ thứ phát do thị lực kém ở một mắt, có thể gây lác hiện khi trưởng thành, hoặc lác có thể xuất hiện do yếu hoặc hạn chế cơ học của các cơ vận nhãn, hoặc do hủy hoại thần kinh chi phối cơ. + Lác ngang (ẩn hoặc hiện) là loại lác thường gặp nhất. + Một mắt lệch vị trí lên trên so với mắt kia gọi là lác hiện trên (hetetropia) và mắt mất cân bằng đưa lên chỉ khi mất hợp thị gọi là lác ẩn trên (hyperphoria). + Mắt đưa xuống dưới gọi là lác hiện dưới (hypotropia) và mắt mất cân bằng đưa xuống dưới chỉ khi mất hợp thị gọi là lác ẩn dưới (hypophoria). - Trục giải phẫu là đường thẳng đi từ cực sau nhãn cầu qua trung tâm giác mạc. Do hoàng điểm thường ở phía thái dương một chút so với giải phẫu trung tâm cực sau nhãn cầu nên trục thị giác thường không trùng trục giải phẫu của mắt. - Góc kappa là một góc khoảng 5 0 , tạo bởi trục thị giác và trục giải phẫu (hình18.1) + Góc dương tính (bình thường) khi hoàng điểm ở phía thái dương so với trung tâm cực sau dẫn tới ánh phản xạ hoàng điểm lệch phía mũi, và âm tính trường hợp ngược lại. Hình 18.1. Góc Kappa
+ Góc kappa rộng có thể cho cảm giác lác dù không có lác (giả lác) và thường gặp nhất là giả lác ngoài do hoàng điểm bị lệch chỗ trong bệnh võng mạc trẻ đẻ non, khi mà góc kappa lớn hơn +5 0 (xem hình 18.46). Giải Phẫu Cơ Vận Nhãn Nguyên tắc Thành trong và thành ngoài ổ mắt tạo với nhau một góc khoảng 45 0 . Do đó, trục thị giác hình thành một góc khoảng 22.5 0 với cả thành trong và thành ngoài mặc dù để đơn giản, góc này thường được coi như khoảng 23 0 (hình 18.2A). Khi mắt nhìn thẳng vào điểm định thị đặt trên mặt phẳng ngang thẳng đứng với đầu để thẳng (tư thế nhìn nguyên phát), trục thị giác hình thành một góc 23 0 với trục ổ mắt (hình 18.2B); hoạt động của cơ ngoại nhãn phụ thuộc vị trí nhãn cầu ở thời điểm co cơ (hình 18.2C và D). - Hoạt động nguyên phát của cơ là tác dụng chính của cơ khi mắt ở tư thế nguyên phát. - Các hoạt động thứ phát là các tác dụng bổ sung, phụ thuộc vị trí nhãn cầu. - Mặt phẳng nghiêng (Listing plane) là mặt phẳng cắt đứng ngang qua trung tâm xoay của nhãn cầu. Nhãn cầu xoay xung quanh các trục Fick, các trục này giao nhau ở mặt phẳng nghiêng (hình 18.3). + Nhãn cầu xoay sang trái và sang phải quanh trục đứng Z. + Nhãn cầu di chuyển lên trên và xuống quanh trục ngang X. + Chuyển động xoáy (xoay bánh xe) xuất hiện trên trục Y (đứng dọc), xoay nhãn cầu từ trước ra sau (tương tự trục giải phẫu của nhãn cầu).
+ Xoáy trong xuất hiện khi rìa trên nhãn cầu xoay về phía mũi, và xoáy ngoài khi xoay về phía thái dương. Hình 18.2. Giải phẫu của cơ vận nhãn Hình 18.3. Mặt phẳng nghiêng và các trục của Fick

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.