PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 8. ĐỀ VIP 8 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD NĂM 2025 - MÔN HÓA HỌC - ( HT6 ).pdf

ĐỀ PHÁT TRIỂN MINH HỌA (Đề thi có... trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HOÁ HỌC – ĐỀ SỐ 8 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18 . Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Thành phần chính của khoáng vật chalcopyrite dưới đây có công thức hóa học là A. CuS. B. FeCuS. C. CuFeS2. D. CuFeS3. Câu 2. Việc loại bỏ hoàn toàn chất ô nhiễm SO2 trong không khí là vô cùng khó khăn, cả về mặt kinh tế và kỹ thuật. Nên để giảm sự phát thải SO2 vào không khí thì các nhà máy sản xuất sẽ lọc các ống xả khí thải bằng calcium hydroxide để loại bỏ SO2. Sản phẩm chính được hình thành của phản ứng calcium hydroxide và SO2 là A. CaO. B. Ca(OH)2. C. CaSO3. D. CaSO4. Câu 3. Polymer X rất bền với nhiệt và acid, dùng để tráng lên xoong, nồi chống dính. X là chất nào sau đây? A. Poly(metyl methacrylat) (Plexiglas). B. Poly(phenol formaldehyde) (PPF). C. Poly(tetrafluoroetylen) (Teflon). D. Poly(vinyl clorua) (nhựa PVC). Câu 4. "Thép 304 " là một loại thép không gỉ được dùng phổ biến trong đời sống. Các kim loại chủ yếu có trong loại thép này là A. Fe, C, Cr. B. Fe,Cu, Cr. C. Fe,Cr, Ni. D. Fe, C, Cr, Ni. Câu 5. Cho phổ hồng ngoại của hợp chất C6H14O: Công thức cấu tạo nào sau đây là phù hợp với kết quả phổ IR trên? A. OH B. OH C. H O D. O Câu 6. Cho các yếu tố ảnh hưởng sau: (1) Nhiệt độ Trái Đất tăng. (2) Sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển. Mã đề: HT6
(3) Thành phần địa chất chứa nhiều đá vôi, đá phấn, dolomite. Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến độ cứng của nước? A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (3) D. (1), (2) và (3). Câu 7. Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm – OH hemiacetal hoặc nhóm – OH hemiketal? A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Maltose. Câu 8. Ion phức nào sau đây có hình bát diện? A. [Zn(NH3)4] 2+ . B. [Cu(NH3)4] 2+ . C. [Pt(NH3)4] 2+ . D. [Co(NH3)6] 2+ . Câu 9. Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà một chất cháy tự cháy trong không khí mà không cần tiếp xúc với nguồn lửa. Khi nhựa polystyrene (PS) bị cháy sẽ sinh ra khí độc như CO, HCN,.. Trong tình huống thoát khỏi khu vực cháy, cần lưu ý: (a) Đeo mặt nạ phòng độc có thể hạn chế hít phải khí độc. (b) Không được cúi thấp người khi thoát khỏi đám cháy. (c) Khói cháy nhựa PS độc hại hơn khói cháy gỗ. (d) Dùng nước chữa cháy nhằm giảm sự lan rộng của đám cháy. Các phát biểu đúng là A. (a), (b), (c). B. (a), (c), (d). C. (b), (c), (d). D. (a), (b), (d). Câu 10. Cho bốn amine sau: NH2 NH2 NH2 NO2 H2N (1) (2) (3) (4) Chất có tính base yếu nhất là A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 11. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X (l) +2NaOH(aq)  CH2(COONa)2(aq) + CH3OH(aq) + C2H5OH(aq) Nhận xét nào sau đây sai về chất (X)? A. Công thức cấu tạo của (X) là O O O O B. (X) là ester no có hai nhóm chức có công thức phân tử C6H10O4 C. Tên của X là ethyl methyl malonate. D. (X) có nhiệt độ sôi cao vì có liên kết hydrogen giữa các phân tử. Câu 12. Chất nào sau đây không tan trong nước? A. Fructose. B. Saccharose. C. Glucose. D. Cellulose. Câu 13. Glucose phản ứng được với CH3OH/HCl khan tạo thành sản phẩm là A. methyl α-glycoside. B. methyl β-glycoside. C. methyl α-glycoside hoặc methyl β-glycoside. D. methyl α-glycoside và methyl β-glycoside. Câu 14. Phản ứng chlorine hoá methane (CH4) xảy ra theo phương trình hoá học sau: CH4 (g) + Cl2 (g) ánh sáng CH3Cl (g) + HCl (g) Biết rằng phản ứng này đã được chứng minh là xảy ra theo cơ chế gốc tự do. Trong sản phẩm của phản ứng, một lượng nhỏ ethane (C2H6) đã được phát hiện. Theo đó, mỗi phân tử C2H6 được hình thành là do đâu? A. Do sự kết hợp của hai tiểu phân H3C- .
B. Do sự kết hợp của hai tiểu phân CH3  . C. Do sự kết hợp giữa một tiểu phân H3C- và một tiểu phân H3C+ . D. Do sự kết hợp của hai phân tử CH3Cl đồng thời giải phóng phân tử Cl2. Câu 15. Cho sơ đồ sau: Fe 0 C 2 l ,t  A KOH B 0 t X Chất X là A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. Fe(OH)2 Câu 16. Thủy phân một tripeptide X thu được 3 amino acid là Ala, Gly và Val. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Công thức phân tử của X là C10H19N3O4. B. Số liên kết peptide trong X là 3. C. Có 6 công thức cấu tạo phù hợp với X. D. Thủy phân hoàn toàn 1 mol X cần 3 mol HCl. Câu 17. Sức điện động chuẩn của pin điện hoá gồm hai điện cực M2+/M và Ag+ /Ag bằng 1,056 V, theo bảng sau: Cặp oxi hóa-khử Fe3+/Fe Ni2+/Ni Sn2+/Sn Cu2+/Cu Ag+ /ag Thế điện cực chuẩn -0,44 -0,257 -0,137 +0,34 +0,799 Kim loại M là A. Cu. B. Fe. C. Sn. D. Ni. Câu 18. Pin điện hóa Zn–C đã được sử dụng từ lâu. Pin Zn–C có giá rẻ phù hợp cho các thiết bị tiêu thụ ít điện năng như điều khiển tivi, đồng hồ treo tường, đèn pin, đồ chơi, ... Tuy nhiên, điện trở trong của loại pin này lớn, không phù hợp cho các thiết bị như máy ảnh. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi pin này hoạt động thì Zn đóng vai trò cực âm, C đóng vai trò cực dương. B. Khi pin này hoạt động thì ở điện cực âm, anode xảy ra quá trình khử Zn. C. Khi pin này hoạt động thì không phát sinh dòng điện. D. Khi pin này hoạt động thì dòng electron chuyển từ cực dương sang cực âm. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V mL dung dịch Z, thu được a mol kết tủa. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V mL dung dịch Z, thu được b mol kết tủa. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V mL dung dịch Z, thu được c mol kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b và X, Y chỉ có thể là muối chloride của các kim loại sau: Fe, Cu, Al. Cho các phát biểu sau: a. Trong thí nghiệm 2, kết tủa thu được bao gồm Cu(OH)2 và Fe(OH)2. b. Trong thí nghiệm 1, kết tủa thu được là Fe(OH)2 và Al(OH)3. c. Trong thí nghiệm 3, trong kết tủa ngoại trừ Ag còn có thêm kết tủa AgCl. d. Công thức của chất X, Y lần lượt là FeCl2 và AlCl3. Câu 2. Nhựa ABS được làm từ polymer có tên đầy đủ là Poly(Acrylonitrile Butadiene Styrene), nhựa ABS có đặc tính cứng, rắn nhưng không giòn, cách điện, không thấm nước, bền với nhiệt độ và hóa chất. Nhựa này được sử dụng khá rộng rãi: làm vật xây dựng, đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng, mũ bảo hiểm,... Công thức cấu tạo của ABS được trình bày dưới đây:
Cho các phát biểu sau: a. ABS là vật liệu polymer có tính dẻo. b. Nhựa ABS là chất dẻo dễ phân hủy sinh học, có thể xử lý bằng cách chôn lấp. c. Các mắt xích tạo nên polymer là: CH2=CH-CN, CH2=CH-CH=CH2, CH2=CH-C6H5. d. Một mẻ thành phẩm ABS có tỉ lệ khối lượng Acrylonitrile (15,41%), Butadiene (39,24%) còn lại là Styrene thì tỉ lệ giữa các mắt xích x:y:z là 1:5:3. Câu 3. Một nhóm HS nghiên cứu khoa học, khảo sát sự ảnh hưởng của pH môi trường đến đến khả năng hoạt động của enzyme trong quá trình tiêu hóa ở người. Một trong số thí nghiệm, nhóm học sinh đã khảo sát sự thủy phân albumin (protein có trong lòng trắng trứng) bằng enzyme pepsin được trình bày dưới bảng sau: Ống nghiệm Thành phần Thời điểm t = 0 (phút) Thời điểm t = 20 (phút) 1 Albumin + Pepsin + HCl 0,01 M Đục Trong 2 Albumin + Pepsin + H2O Đục Đục 3 Albumin + Pepsin + NaHCO3 0,01 M Đục Đục Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với chymotrypsin (một loại enzyme), thu được đồ thị sau: Cho các phát biểu sau: a. Albumin là protein dạng sợi, không tan trong nước nên ban đầu dung dịch bị đục. b. Pepsin hoạt động tốt nhất ở pH = 2. c. Từ kết quả thí nghiệm thì enzyme pepsin và chymotrypsin đều hoạt động tốt trong môi trường acid. d. Ở ống nghiệm 3, nếu thay Pepsin thành Chymotrypsin thì hiện tượng quan sát được là “từ đục thành trong” sau thí nghiệm. Câu 4. Muối MnSO4 khan có màu trắng. Hòa tan một lượng muối này vào nước, thu được dung dịch không màu (có chứa phức chất X). Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch này, xuất hiện kết tủa màu trắng (chất Y). Cho các phát biểu sau: a. MnSO4 là hợp chất của kim loại chuyển tiếp. b. Phức chất X không có màu. c. Chất Y là Mn(OH)2. d. Mn(OH)2 là chất lưỡng tính. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 .

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.