PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 5. HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI.docx

1 CHỦ ĐỀ 5. HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp  1. Cấu tạo của hệ hô hấp - Hệ hô hấp ở người gồm đường dẫn khí và cơ quan trao đổi khí. - Đường dẫn khí bao gồm: mũi (có lớp niêm mạc tiết nhầy, lông mũi và mao mạch dày đặc), họng, thanh quản (có nắp thanh quản), khí quản (có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lòng rung chuyển động liên tục), phế quản và tiểu phế quản. - Cơ quan trao đổi khí là hai lá phổi gồm nhiều phế nang (là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí) được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc giúp quá trình trao đổi khi diễn ra dễ dàng. - Còn có sự tham gia của cơ hoành và xoang màng phổi. - Các cơ quan trong hệ hô hấp hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí 2. Chức năng của hệ hô hấp - Đường dẫn khí dẫn khí ra và vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại từ môi trường. - Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi. - Sự phối hợp của đường dẫn khí và phổi đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp. - Sự phối hợp chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp: - Cử động hô hấp (hít vào, thở ra) làm tăng hoặc giảm thể tích lồng ngực để thông khí vào phổi. - Phổi và các tế bào trong cơ thể trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán. a. Thông khí ở phổi  Sự thông khí ở phổi được diễn ra nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra). Khi hít vào hay thở ra, hoạt động của cơ, xương thay đổi sẽ làm tăng hoặc giảm thể tích lồng ngực. 


4 a) – Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. – Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra. – Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng. – Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi. b) – Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng. – Giải thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng → Hô hấp tế bào tăng → Tế bào cần nhiều oxygen và thải ra nhiều khí carbon dioxide → Nồng dộ carbon dioxide trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp. Câu 3. Cấu tạo của đường dẫn khí phù hợp với chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi như thế nào? Vì sao không nên thở bằng miệng? Lời giải * Cấu tạo của đường dẫn khí: – Làm ẩm là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày bên trong đường dẫn khí. – Làm ấm là do có mao mạch dày, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc. – Làm sạch không khí có: + Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản. + Các tế bào lympho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh. * Thở bằng miệng không có các cơ quan làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí như thở bằng mũi do đó dễ bị mắc các bệnh về hô hấp. Câu 4. a) Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? b) Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? c) Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp? Lời giải a) Sự thở (còn được gọi là sự thông khí ở phổi) chí là biểu hiện bên ngoài, thấy được sự hô hấp, sự trao đổi khí ở tế bào mới là thực chất của hô hấp. * Sự trao đổi khí ở phổi:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.