PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 9. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN.pdf

Trang 1 BÀI 9: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN Mục tiêu ❖ Kiến thức + Phân biệt được sự tác động của gen alen và sự tương tác của gen không alen. + Phân biệt được các hiện tượng tác động qua lại của gen trong sự biểu hiện của một tính trạng và hiện tượng gen đa hiệu. + Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải một số bài tập tương tác gen. ❖ Kĩ năng + Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá – hệ thống hoá. + Đọc tài liệu, quan sát tranh hình, xử lí thông tin. + Tính toán. I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Khái niệm tương tác gen 1.1. Định nghĩa Tương tác gen là sự tương tác giữa các alen của 1 gen hoặc sự tương tác giữa các gen không alen để quy định sự biểu hiện kiểu hình. 1.2. Phân hiệt các kiểu tương tác Tiêu chí Tương tác gen alen Tương tác gen không alen Khái niệm Là sự tương tác giữa các alen của một gen quy định 1 tính trạng. Là hiện tượng các gen không alen phân li độc lập tổ hợp tự do tác động qua lại cùng quy định 1 tính trạng. Trội hoàn toàn. Tương tác bổ sung. Trội không hoàn toàn. Tương tác át chế. Phân loại Đồng trội. Tương tác cộng gộp. 2. Tương tác gen không alen 2.1. Tương tác bổ sung a. Ví dụ P1 bí quả tròn × bí quả tròn F1 100% bí quả dài F1 × F1 bí quả tròn × bí quả tròn F2 9 bí quả dẹt: 6 bí quả tròn : 1 bí quả dài b. Phân tích và giải thích kết quả thí nghiệm F2 có 16 tổ hợp giao tử chứng tỏ mỗi F1 cho 4 loại giao tử bằng nhau  F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb).  Tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen (Aa, Bb) phân li độc lập tương tác với nhau cùng quy định.
Trang 2 Kết luận: nếu phép lai 1 cặp tính trạng mà F2 có 16 tổ hợp giao tử chứng tỏ tính trạng do 2 cặp gen phân li độc lập tương tác qua lại cùng quy định. c. Kiểu tương tác F2 cho 3 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 6 : 1, là tỉ lệ biến dạng của 9A– B– : 3A–bb : 3aaB– : 1aabb. Do đó: + 9 bí dẹt  9A  B  Kiểu gen có A và B quy định bí dẹt. + 6 bí tròn  3A  bb  3aaB   Kiểu gen có A hoặc B quy định bí tròn. + 1 bí dài = 1 aabb  Kiểu gen không có A và B quy định bí dài.  Như vậy: Alen A và B tương tác quy định kiểu hình mới: bí dẹt. Alen a và b tương tác quy định kiểu hình mới: bí dài. d. Các tỉ lệ của tương tác bổ sung 9 : 7  9 A  B   3 A  bb  3aaB   1aabb 9 : 6 :1 9 A  B   3 A  bb  3aaB   1aabb 9 : 3 : 3 :1 9 A  B   3 A  bb  3aaB   1aabb e. Khái niệm tương tác bổ sung Tương tác bổ sung là 2 hay nhiều gen không alen tác động qua lại để làm xuất hiện một kiểu hình mới. 2.2. Tương tác cộng gộp a. Kết quả thí nghiệm b. Phân tích kết quả thí nghiệm F2 có 16 tổ hợp giao tử  mỗi F1 cho 4 loại giao tử bằng nhau  chứng tỏ F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb). Như vậy màu sắc hạt mì do 2 cặp gen (Aa, Bb) phân li độc lập tương tác với nhau cùng quy định. c. Kiểu tương tác F2 cho 2 kiểu với hình tỉ lệ 15 : 1 là biến dạng của 9(A–B–): 3(A–bb): 3(aaB–): 1(aabb). Do đó:
Trang 3 + 15 đỏ = 9(A–B–) + 3(A–bb) +3(aaB–)  trong kiểu gen có mặt của alen trội sẽ cho màu. + 1 trắng = 1(aabb)  trong kiểu gen không có mặt của alen trội sẽ cho màu trắng.  Như vậy: mức độ màu đỏ phụ thuộc vào số lượng alen trội trong kiểu gen. Nếu kiểu gen có: + 4 alen trội (AABB)  1đỏ đậm. + 3 alen trội (AABb; AaBB)  đỏ. + 2 alen trội (AAbb; aaBB; AaBb)  đỏ hồng. + 1 alen trội (Aabb; aaBb)  hồng. + Không có len trội (aabb)  trắng. Kết luận: các alen trội (hoặc lặn) không alen có vai trò như nhau trong sự hình thành và phát triển của tính trạng. d. Khái niệm Tương tác cộng gộp là kiểu tương tác của các alen thuộc các lôcut gen khác nhau, trong đó mỗi alen trội (hoặc lặn) đều đóng góp 1 phần như nhau để làm tăng (hoặc giảm) sự biểu hiện của kiểu hình. 3. Gen đa hiệu 3.1. Khái niệm Một gen chi phối/quy định nhiều tính trạng. 3.2. Vai trò Là cơ sở giải thích hiện tượng biến dị tương quan Câu hỏi hệ thống kiến thức: Trong tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Các kiểu gen A–bb, aaB– và aabb quy định hoa trắng nhưng trong kiểu gen có A và B cho hoa màu đỏ. Bằng kiến thức sinh hóa hãy giải thích tại sao? + Trong tế bào, alen A quy định enzim A chuyển hóa tiền chấtA (không màu) thành chấtA; nếu tế bào có alen B quy định enzim B chuyển hóa chất A thành chấtAB (có màu đỏ). + Nếu trong tế bào chỉ có alen A thì tiền chất A chỉ chuyển hóa thành chất A (không màu). + Nếu trong tế bào không có alen A thì tiền chất A không chuyển hóa được nên hoa không màu. Dấu hiệu để nhận biết tương tác bổ sung Sự có mặt của 2 hay nhiều gen không alen quy định kiểu hình mới. Ghi nhớ các phép lai + Phép lai 1. AaBb × AaBb = (3A– : 1aa) × (3B–: 1bb) = 9A–B– : 3A–bb : 3aaB– : 1aabb. + Phép lai 2. AaBb × Aabb = (3A– : 1aa) × (1B– : 1bb) = 3A–B– : 3A–bb : 1aaB– : 1aabb. + Phép lai 3. AaBb × aaBb = (1A– : 1aa) X (3B– : 1bb) = 3A–B– : 1A–bb : 3aaB– : 1aabb. + Phép lai 4. AaBb × aabb = (1A– : 1aa) X (1B– : 1bb) = 1A–B– : 1A–bb : 1aaB– : 1aabb. Lưu ý: + Đồ thị của tương tác cộng gộp có dạng hình chuông. + Phần lớn các tính trạng số lượng do các gen tương tác cộng gộp quy định do đó các tính trạng số lượng là biến dị liên tục (giữa 2 giá trị xác định có nhiều giá trị trung gian).
Trang 4 Các tỉ lệ của tương tác gen: Kiểu tương tác AaBb × Aabb (3A–B– : 3A – bb : 1aaB–: 1aabb) AaBb × aaBb (3A–B– : 1A–bb : 3aaB– : 1aabb) AaBb × aabb (1A–B– : 1A–bb : 1aaB– : 1aabb) 9 : 7 3 : 5 3 : 5 1 : 3 9 : 6 : 1 3 : 4 : 1 3 : 4 : 1 1 : 2: 1 9 : 3 : 3 : 1 3 : 3 : 1 : 1 3 : 3 : 1 : 1 1 : 1 : 1 : 1 15 : 1 7 : 1 7 : 1 3 : 1 Phân hiệt phân li độc lập với tương tác gen Tiêu chí Phân li độc lập Tương tác gen Giống nhau về quan hệ giữa gen – NST Các cặp alen nằm trên các NST khác nhau  phân li độc lập. Khác nhau về quan hệ giữa gen – kiểu hình Mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. Tính trạng do nhiều cặp alen gen quy định. Dấu hiệu nhận biết N 1 1 1 2 F F F     FN là biến dạng của tỉ lệ cơ bản. Vai trò Làm xuất hiện biến dị tổ hợp mang kiểu hình sẵn có của P. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp khác P.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.