Content text GIẢI ĐỀ SỐ 003 CHUẨN CẤU TRÚC.pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO Môn: VẬT LÍ (Đề thi có ... trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Hạt nhân 6 13C và hạt nhân 7 14 N có cùng A. điện tích. B. số nucleon. C. số proton. D. số neutron. Câu 2: Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào phù hợp với định luật Boyle? A. p1V1 = p2V2. B. p1 V1 = p2V2. C. p1 p2 = V1 V2 . D. p ∼ V. Câu 3: Sóng nào sau đây không phải là sự lan truyền của điện từ trường trong không gian? A. Sóng âm. B. Sóng hồng ngoại. C. Sóng ánh sáng. D. Sóng Wi-Fi. Câu 4: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường? A. Dòng điện không đổi. B. Hạt mang điện chuyển động. C. Hạt mang điện đứng yên. D. Nam châm hình chữ U. Câu 5: Quá trình chuyển hóa nào sau đây là quá trình ngưng tụ? A. Từ thể lỏng sang thể rắn. B. Từ thể rắn sang thể khí. C. Từ thể lỏng sang thể khí. D. Thể khí sang thể lỏng. Câu 6: Trong các biển báo sau, biển nào cảnh báo nguy hiểm về điện? A. Hình 1. B. Hình 3. C. Hình 2. D. Hình 4. Câu 7: Hiện tượng phóng xạ không có ứng dụng nào sau đây? A. Tiêu diệt tế bào ung thư để điều trị khối u. B. Khử khuẩn, bảo quản thực phẩm. C. Xác định tuổi cổ vật có nguồn gốc sinh vật. D. Ổn định năng lượng cho nhà máy điện hạt nhân. Câu 8: Câu nào sau đây nói về chuyển động của các phân tử là không đúng? A. Chuyển động của các phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra. B. Các phân tử chuyển động không ngừng. C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. D. Giữa hai lần va chạm các phân tử khí lí tưởng chuyển động theo đường thẳng. Mã đề thi 003
Câu 9: Giả sử có một dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện chạy qua theo phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều từ trong ra ngoài nhu hình vẽ. Hình nào dưới đây mô tả đúng đường sức từ trên mặt phẳng trang giấy của dây dẫn đang xét? A. B. C. D. Sử dụng các thông tin sau cho câu 10 và câu 11: Một học sinh đang tìm hiểu một máy phát điện xoay chiều đơn giản như minh hoạ trên hình bên. Câu 10: Kí hiệu X trên sơ đồ chỉ bộ phận nào? A. khung dây. B. chổi quét. C. nam châm. D. vành khuyên. Câu 11: Mục đích của bộ phận có kí hiệu X là A. tạo ra từ trường. B. đưa dòng điện ra mạch ngoài và tránh cho dây không bị xoắn. C. tạo ra dòng điện. D. biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Sử dụng các thông tin sau cho câu 12 và câu 13: Dưới đây là sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy lạnh. Khi mở máy, dàn nóng hoạt động, gas (chất làm lạnh) ở dạng lỏng từ dàn nóng sẽ di chuyển qua van tiết lưu để chuyển thành dạng khí, bay hơi và tạo thành khí lạnh. Ở dàn lạnh của điều hòa, quạt gió sẽ thổi khí lạnh xung quanh các ống đồng và truyền vào phòng, nhờ cơ chế hoạt động này mà làm giảm được nhiệt độ trong phòng. Khí lạnh sau đó được hút về máy nén, máy này sẽ nén khí lạnh từ áp suất thấp trở thành áp suất cao và nóng. Gas áp suất cao sau khi chạy qua dàn nóng của máy lạnh sẽ được được làm mát bởi quạt gió và lá nhôm tản nhiệt. Sau đó, nó sẽ lại chuyển qua van tiết lưu một lần nữa. Quá trình này tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi máy lạnh được tắt. Câu 12: Khi máy lạnh hoạt động, dòng khí gas trước khi vào máy nén có áp suất 8,65 PSI và nhiệt độ a oC. Sau khi đi qua máy nén để vào dàn nóng, áp suất khí gas là 80 PSI, nhiệt độ 60 oC. Tỉ số nén về thể tích của cùng một lượng chất trước và sau khi khí gas khi qua máy nén là 8:1. Nhiệt độ trong dàn lạnh a xấp xỉ là A. 15 ( oC) B. 11,8 ( oC) C. 7,5 ( oC) D. 6,5 ( oC) Câu 13: Trong hoạt động của máy lạnh, để tải nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (phòng lạnh) đến nơi có nhiệt độ cao (môi trường). Năng lượng để làm công việc này là A. năng lượng nhiệt của khí gas. B. năng lượng nhiệt của hệ thống ống dẫn gas. C. nội năng của các phân tử gas. D. điện năng nguồn điện cung cấp cho máy nén. Câu 14: Người ta nén khối khí bằng một công cơ học 25J. Khối khí nóng lên và truyền nhiệt lượng 17J ra môi trường xung quanh. Trong quá trình này, nội năng khối khí A. tăng lên một lượng 8 J. B. giảm đi một lượng 8 J. C. tăng lên một lượng 42 J. D. giảm đi một lượng 42 J.
Câu 2: Làm thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một lượng khi xác định khi giữ áp suất không đổi. Biết: áp kế (1) có mức 0 ứng với áp suất khí quyển, đơn vị đo của áp kế là Bar (1Bar = 105 Pa); xilanh (2); pit-tông (3) gắn với tay quay (4); hộp chứa nước nóng (5) và cảm biến nhiệt độ (6). Đổ nước nóng vào hộp chứa cho ngập hoàn toàn xilanh. Dịch chuyển xilanh từ từ sao cho số chỉ của áp kế không đổi. Kết quả đo giá trị của phần thể tích chứa khí và nhiệt độ sau mỗi phút như bảng sau: Lần đo Nhiệt độ của khối khí trong xilanh t ( oC) Thể tích của khối khí trong xilanh V (ml) 1 45 75 2 41 74 3 37 73 4 32 72 a) Tỉ số V t+273 trong 4 lần đo xấp xỉ bằng nhau, khi đó ta có kết luận V t+273 = hằng số. b) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích V vào nhiệt độ t( ∘C) trong hệ trục (OtV) là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O. c) Mật độ phân tử khí trong xilanh giảm khi nhiệt độ của khối khí tăng. d) Khi tăng nhiệt độ từ 32∘C lên 117∘C thì thể tích khí tăng thêm xấp xỉ 20 ml. Câu 3: Một bình kín cổ đại chứa một chất lỏng, được cho là nước. Một nhà khảo cổ học yêu cầu một nhà khoa học xác định thể tích chất lỏng trong bình mà không cần mở bình. Nhà khoa học quyết định sử dụng một đồng vị phóng xạ của sodium-24 (11 24Na) phân rã với chu kì bán rã là 15 giờ. Đầu tiên, cô ấy trộn một hợp chất chứa 3,0.10−10 g sodium-24 với 1500 cm3 nước. Sau đó, cô ấy tiêm 15 cm3 dung dịch vào bình qua lớp niêm phong. a) 11 24Na phóng xạ β − tạo thành hạt nhân 12 24Mg. b) Có 7,5. 1012 nguyên tử sodium- 24 được bơm vào bình. c) Hoạt độ phóng xạ của dung dịch được bơm vào bình là 979.103 Bq. d) Nhà khoa học đợi 3,5 giờ để dung dịch tiêm trộn đều với chất lỏng trong bình. Sau đó rút 15 cm3 chất lỏng ra khỏi bình và đo hoạt độ phóng xạ của nó thu được kết quả là 3600 Bq. Thể tích chất lỏng có trong bình ban đầu lớn hơn 3 lít. Câu 4: Hai thanh ray bằng kim loại OA, OB nối với nhau tại O. Thanh kim loại mn vuông góc với OA chuyển động thẳng đều ra xa điểm O với tốc độ 2 m/s. Ban đầu hai điểm tiếp xúc giữa thanh mn với hai thanh OA; OB cách nhau l0 = 1m. Hệ thống được đặt trong một từ trường đều có cám ứng từ B = 0,1T như hình vẽ. Giả sử điện trở khung dây không đổi và bằng 2 trong suốt quá trình thanh mn chuyển động. a) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây có chiều cùng chiều từ n đến m. b) Từ thông qua mạch thay đổi do sự biến thiên của diện tích khung dây. c) Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây theo biểu thức = − − 0,2 0,2t . d) Cường độ dòng điện qua khung dây lúc t = 10 s có độ lớn là 1,1 A PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Sử dụng các thông tin sau cho câu 1 và câu 2: Cho dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện cường độ 0,5 A chạy qua. Câu 1: Độ lớn cảm ứng từ tại điểm A cách dây dẫn một đoạn 4 cm là bao nhiêu μT (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?