PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 1. CẤU TRÚC CÁC CHẤT-GV.docx

BÀI 1. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ. CẤU TRÚC CỦA CHẤT I. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VỀ CẤU TẠO CHẤT 1. Cấu tạo chất Phân tử khí Phân tử nước Mô hình phân tử muối ăn - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt được gọi là phân tử, giữa các phân tử có khoảng cách. - Các phân tử chuyển động không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử càng lớn. 2. Lực tương tác phân tử - Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy. - Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. - Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể. II. CẤU TRÚC CẢU CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ Dựa vào các đặc điểm sau đây của phân tử có thể nêu được sơ lược cấu trúc của hầu hết các chất rắn, chất lỏng, chất khí: - Khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực liên kết giữa chúng yếu. - Các phân tử sắp xếp có trật tự thì lực liên kết giữa chúng mạnh. Thể khí Thể rắn Thể lỏng Hình 1.1. (a) Khoảng cách và sự sắp xếp các phân tử ở các thể khác nhau. (b) Chuyển động của phân tử ở các thể khác nhau. Hình cầu là phân tử, mũi tên là hướng chuyển động của phân tử. a) Chất rắn (kết tinh) b) Chất lỏng c) Chất khí Hình 1.2. Mô hình cấu trúc chất rắn, chất lỏng, chất khí (Các phân tử được biểu diễn bằng các hình cầu)
Cấu trúc Thể rắn Thể lỏng Thể khí Khoảng cách giữa các phân tử Rất gần nhau (cỡ kích thương phân tử) Xa nhau Rất xa nhau (gấp hàng chục lần kích thước phân tử) Sự sắp xếp của các phân tử Trật tự Kém trật tự hơn Không có trật tự Chuyển động của các phân tử Chỉ dao động quanh vị trí cân bằng cố định Dao động quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi Chuyển động hỗn loạn Hình dạng Xác định Phụ thuộc phần bình chứa nó Không xác định, phụ thuộc hình dạng bình chứa Thể tích Xác định Khó nén Xác định Khó nén Không xác định, phụ thuộc vào thể tích bình chứa Dễ nén III. LƯỢNG CHẤT, MOL CỦA CHẤT 1. Lượng chất. - Một mol là lượng chất có chứa một số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12 gam cacbon 12. - Số phân tử hay nguyên tử chứa trong một mol là N A = 6,022.20 23 (mol −1 gọi là số Avogadro). - Thể tích của một mol một chất gọi là thể tích mol của chất ấy ở đktc (0°C, 1atm) thể tích mol của mọi chất khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lít (0, 0224 m 3 ). 2. Khối lượng một phân tử 0 A μ m= gam N µ là khối lượng (phân tử khối) của chất cần xét. 3. Số phân tử trong một khối lượng m một chất là AmNN phan tu m BÀI TẬP ÁP DỤNG PHẦN I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN ( 18 câu) Câu 1. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực hút. B. chỉ có lực đẩy. C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút. Câu 2. Tính chất không phải của phân tử của vật chất ở thể khí là A. chuyển động hỗn loạn. B. chuyển động không ngừng. C. chuyển động hỗn loạn và không ngừng. D. chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? A. Có hình dạng và thể tích riêng. B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng. Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu. B. Các phân tử khí ở rất gần nhau. C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. Câu 5. Các nguyên tử, phân tử trong chất rắn A. nằm ở những vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng này. B. nằm ở những vị trí cố định. C. không có vị trí cố định mà luôn thay đổi. D. nằm ở những vị trí cố định, sau một thời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị trí cố định khác. Câu 6. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa các phân tử có khoảng cách. C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 7. Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng? A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra. B. Các phân tử chuyển động không ngừng. C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. D. Các phân tử khí chuyển hỗn loạn không ngừng về mọi hướng. Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chất lỏng? A. Chất lỏng không có thể tích riêng xác định. B. Các nguyên tử, phân tử cũng dao động quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí cân bằng này không cố định mà di chuyển. C. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất khí và nhỏ hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn. D. Chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. Câu 9. Khi nói về các tính chất của chất khí, phương án đúng là A. bành trướng là chiếm một phần thể tích của bình chứa. B. khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí tăng đáng kể. C. chất khí có tính dễ nén. D. chất khí có khối lượng riêng lớn so với chất rắn và chất lỏng. Câu 10. Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng? A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định. C. Chuyển động hoàn toàn tự do. D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. Câu 11. Gọi Rn, Ln, Kn lần lượt là mật độ phân tử của một chấtở thể rắn, thể lỏng và thể khí. Thứ tự đúng là A. RLKnnn. B. RLKnnn. C. RKLnnn. D. RKLnnn. Câu 12. Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên vì A. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn. B. số lượng phân tử tăng. C. phân tử khí chuyển động nhanh hơn. D. khoảng cách giữa các phân tử tăng. Câu 13. Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo chất? A. Các nguyên tử hay phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng thấp. B. Các nguyên tử, phân tử chuyến động hỗn loạn không ngừng. C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau. D. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các trạng thái rắn, lỏng, khí của vật chất? A. Chất khí không có hình dạng và thế tích xác định. B. Chất lỏng không có thể tích riêng xác định. C. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử trong chất rắn là rất yếu.
D. Trong chất lỏng các nguyên tử, phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định. Câu 15. Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất lỏng? A. Không có thể tích xác định. B. Hình dạng phụ thuộc bình chứa. C. Lực tương tác phân tử yếu. D. Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn. Câu 16. Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải của chất khí? A. Có hình dạng cố định. B. Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa. C. Tác dụng lực lên mọi phần diện tích bình chứa. D. Thể tích giảm đáng kể khi tăng áp suất. Câu 17. Các tính chất nào sau đây không phải là tính chất của các phân tử chất rắn? A. Dao động quanh vị trí cân bằng B. Lực tương tác phân tử mạnh. C. Có hình dạng và thể tích xác định D. Khoảng cách giữa các phân tử lớn Câu 18. Phát biểu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng? A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau. B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử. C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử. D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử. PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI ( 4 câu) Câu 1. Cấu tạo của chất gồm những phần tử nào? Đúng Sai A. Nguyên tử x B. Phân tử x C. Tế bào x D. Hạt nhân x Câu 2. Chất rắn có đặc điểm gì về cấu trúc? Đúng Sai A. Các hạt sắp xếp lộn xộn x B. Các hạt sắp xếp trật tự, chặt chẽ x C. Các hạt di chuyển tự do x D. Các hạt chỉ dao động quanh vị trí cân bằng x Câu 3. Chất khí có đặc điểm là Đúng Sai A. các hạt khí di chuyển tự do và hỗn loạn x B. lực tương tác giữa các phân tử khí rất mạnh x C. chất khí có thể nén được x D. các hạt khí sắp xếp theo một trật tự nhất định x Câu 4. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chuyển động của các phân tử trong chất lỏng? Đúng Sai A. Nhiệt độ càng cao, các hạt chuyển động càng chậm x B. Nhiệt độ càng cao, các hạt chuyển động càng nhanh x C. Nhiệt độ càng thấp, các hạt chuyển động càng nhanh x D. Nhiệt độ càng cao, năng lượng của các hạt càng lớn x PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN ( 6 câu) Câu 1. Một bình kín chứa 3,01.10 23 phân tử khí hidro. Khối lượng khí hidro trong bình là bao nhiêu gam? Áp dụng công thức số phân tử A m NN  Ta có 23 23 A N3,01.10 m1 gam. N6,02.10  

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.