PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ SỐ 10.docx

Lập bảng so sánh phong trào kháng chiến của triều đình - nhân dân ( 1858 - 1884). Qua đó làm rõ trách nhiệm của triều Nguyễn khi để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp Câu 7. Lập bảng so sánh phong trào kháng chiến của triều đình - nhân dân( 1858 - 1884) Thời gian Triều đình Nhân dân 1858 - 1862 - Triều đình có tổ chức k/chiến, nhưng thiếu kiên quyết, thiếu đường lối, chống cự yếu ớt cắt đất cầu hoà ( Hiệp ước Nhâm Tuất -1862) - Nhân dân anh dũng kháng chiến, góp phần làm thất bại âm mưu của địch (Trương Định, Nguyễn Trung Trực) 1863 – 1867 - Triều đình đối phó tiêu cực, quay lưng lại với nhân dân, khước từ các đề nghị cải cách. - N.D tiếp tục kháng chiến (không tuân lệnh triều đình, kết hợp chống Pháp với chống phong kiến đầu hàng dưới sự lãnh đạo của Trương Định, Trương Quyền, Ng.Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm… 1873 – 1884 - Triều đình tổ chức kháng chiến, nhưng dè dặt, thoả hiệp cầu hoà, đi đến đầu hàng hoàn toàn - Nhân dân kiên quyết kháng chiến, làm nên 2 chiến thắng ở Cầu Giấy( 21/12/1873 và 19/05/1883 Câu 8. Làm rõ trách nhiệm của triều Nguyễn khi để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. - Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn đứng trước 2 con đường để chọn: 1. Tiến hành cải cách đất nước. 2. Duy trì chính sách như cũ. * Nếu cải cách sẽ làm cho đất nước ngày càng phát triển, thoát khỏi khủng hoảng, quốc phòng mạnh lên. Lúc bấy giờ có nhiều nhà cải cách đã đưa đề nghị lên triều đình: Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ. Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ… - Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối cải cách, bỏ qua cơ hội, vẫn thi hành chính sách đối kháng với nhân dân, còn tăng cường áp bức, bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển đất nước, đẩy nước ta vào khủng hoảng trầm trọng.  Nhà Nguyễn chỉ vì lợi ích ích kỷ của giai cấp, mà hi sinh lợi ích dân tộc. Tuy có tổ chức kháng cự quân Pháp xâm lăng, nhưng không có khả năng tập hợp, lãnh đạo. Đất nước ta đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhưng không tất yếu phải mất nước. Nhà Nguyễn đã biến cái không tất yếu thành cái tất yếu khi để nước ta rơi vào tay Pháp.
- Trong quá trình chống Pháp: + Trong quá trình chống Pháp, nhà Nguyễn mắc một số sai lầm: Từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang, theo con đường thương lượng, nghị hoà, cắt đất cầu hoà, đầu hàng từng bước rồi đến đầu hàng hoan toàn. + Nhà Nguyễn còn bỏ qua nhiều cơ hội tốt để phản công quân Pháp…  Như vậy. Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, phần lớn trách nhiệm thuộc về vua quan triều Nguyễn - Tuy nhiên: Vẫn có những vị quan của triều đình, cả những vị vua yêu nước như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, vua Duy Tân… đã nêu cao tấm gương bất khuất, chiến đấu, hy sinh cao cả để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước. Câu 9. Bằng sự kiện lịch sử từ 1858 – 1884, hãy đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn khi để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. * Bối cảnh: Trước nguy cơ bị xâm lược, Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, phản động đất nước lạc hậu, khủng hoảng, bị thực dân Pháp xâm lược. * Trong quá trình kháng chiến, nhà Nguyễn mắc sai lầm, từ bỏ con đường đấu tranh chủ động đánh Pháp, mà bị động, nghị hoà, không đoàn kết được nhân dân, ngược lại còn rời xa nhân dân, cấm đoán nhân dân kháng chiến. - Năm 1858, quân Pháp bị cầm chân ở Đà Nẵng, nhà Nguyễn không dốc toàn lực để đánh Pháp. - Năm 1859, Pháp đánh Gia Định, nhưng sau đó gặp nhièu khó khăn trước phong trào kháng chiến của nhân dân, phải phân tán lực lượng qua Trung Quốc, nhưng triều đình( đại diện là Nguyễn Tri Phương) đã phòng ngự bị động, cho xây dựng đại đồn Chí Hoà, thủ mà không đánh. - Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kỳ, nhưng gặp phải khó khăn lớn trước tinh thần chiến đấu của nhân dân, nhà Nguyễn không cùng nhân dân đánh Pháp mà lại Kí hiệp ước Nhâm Tuất, cắt đất cầu hoà. - Năm 1867, Từ chỗ sợ Pháp, nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng, nộp luôn cho Pháp 3 tỉnh Tây Nam Kỳ( Đại diện là Phan Thanh Giản). - Từ 1867 – 1873. Pháp gặp khó khăn trong chiến tranh Pháp - Phổ, nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách như cũ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách, làm cho đất nước thêm suy yếu hơn. - Từ 1873 – 1884. Nhân dân Bắc Kỳ làm nên 2 chiến thắng ở Cầu Giấy( H.N)… thì nhà Nguyễn lại kí hiệp ước Giáp Tuất(1873), và sau đó, khi Pháp đánh vào Thuận An(18.8.1883), nhà Nguyễn đã nhanh chóng kí hiệp ước đầu hàng ( 25.8.1883)  Như vậy. Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, phần lớn trách nhiệm thuộc về vua quan triều Nguyễn

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.