PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ÔN TẬP CHƯƠNG 8_Đề bài.docx

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG VIII PHẦN 1: GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Một hộp chứa 1 quả bóng màu vàng, 1 quả bóng màu trắng và 1 quả bóng màu cam. Các quả bóng có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Ánh lấy ra ngẫu nhiên lần lượt 2 quả bóng từ hộp. a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là A. 3 . B. 4 . C. 5. D. 6 . b) Xác suất của biến cố "Có 1 quả bóng màu vàng trong 2 quả bóng lấy ra" là A. 0. B. 1 3 . C. 1 2 . D. 2 3 . c) Xác suất của biến cố "Không có quả bóng nào màu xanh trong 2 quả bóng lấy ra" là A. 0. B. 1 3 . C. 2 3 . D. 1 . d) Xác suất của biến cố "Quả bóng lấy ra đầu tiên là quả bóng màu trắng" là A. 0 . B. 1 3 . C. 2 3 . D. 1 . e) Xác suất của biến cố "Quả bóng lấy ra lần thứ hai không phải là quả bóng màu cam" là A. 0 . B. 1 3 . C. 2 3 . D. 1 . 2. Bạn Giang gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. a) Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là A. 6 . B. 12 . C. 30 . D. 36 . b) Số kết quả thuận lợi cho biến cố "Tổng số chấm xuất hiện là 4" là A. 2 . B. 3 . C. 4 . D. 5 . c) Xác suất của biến cố "Lần gieo thứ hai xuất hiện mặt 5 chấm" là A. 1 6 . B. 1 36 . C. 2 3 . D. 1 5 . d) Xác suất của biến cố "Có đúng 1 lần xuất hiện mặt 6 chấm" là A. 1 6 . B. 5 18 . C. 11 36 . D. 1 3 . e) Xác suất của biến cố "Tích số chấm xuất hiện của hai lần gieo là số lẻ" là A. 1 4 . B. 1 3 . C. 1 2 . D. 3 4 . B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
3. Một hộp chứa 3 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 5;10;15 . Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của các phép thử ngẫu nhiên đó. a) Lấy bất kì 1 tấm thẻ từ hộp. b) Lấy đồng thời 3 tấm thẻ từ hộp. c) Lấy lần lượt 3 tấm thẻ từ hộp một cách ngẫu nhiên. 4. Bạn Trang chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có ba chữ số. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Xác định tập hợp các kết quả thuận lợi cho các biến cố sau và tính xác suất của mỗi biến cố đó. A: "Số được chọn là lập phương của một số tự nhiên"; B: "Số được chọn nhỏ hơn 500". 5. Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: "Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 12 "; B: "Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8 ". 6. Một chiếc hộp có chứa 5 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 1;4;9;10;16 . Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 2 tấm thẻ từ hộp. a) Xác định không gian mẫu và số kết quả có thể xảy ra của phép thử. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: "Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ chia hết cho 5 "; B: "Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ lớn hơn 14 ". 7. Một chiếc hộp chứa 1 tấm thẻ màu xanh, 1 tấm thẻ màu vàng và 1 tấm thẻ màu hồng. Các tấm thẻ có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Hương lần lượt lấy ra ngẫu nhiên từng tấm thẻ từ trong hộp cho đến khi hộp hết thẻ. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: "Tấm thẻ màu hồng được lấy ra đầu tiên"; B: "Tấm thẻ màu xanh được lấy ra trước tấm thẻ màu vàng"; C: "Tấm thẻ lấy ra lần cuối cùng không có màu xanh". PHẦN 2. BÀI TẬP THÊM A. TRẮC NGHIỆM 1. Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xác suất để “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn hoặc bằng 10” là: A. 7 36 . B. 2 9 . C. 1 6 . D. 5 36 .
2. Có hai túi I và II chứa 4 tấm thẻ, đánh số 1 ; 2 ; 3 ; 4. Túi II chứa 5 tấm thẻ, đánh số 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ mỗi túi I và II. Xác suất để hai tấm thẻ rút ra đều ghi số chẵn là: A. 1 5 . B. 3 20 . C. 1 4 . D. 4 21 . 3. Một túi đựng 4 viên bi có cùng khối lượng và kích thước, được đánh số 1 ; 2 ; 3 ; 4. Lấy ngẫu nhiên hai viên bi trong túi. Xác suất để tích hai số ghi trên hai viên bi lớn hơn 3 là: A. 5 7 . B. 2 3 . C. 3 4 . D. 5 6 . 4. Có hai túi I và II. Túi I chứa ba quả cầu ghi các số 1,2,3. Túi II chứa bốn tấm thẻ ghi các số 1,2,3,4. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu và một tấm thẻ từ mỗi tưi I và II. Xảc suất của biến cố “Tích hai số ghi trên quả cầu và tấm thẻ bằng 6” là A. 1 6 . B. 1 7 . C. 2 11 . D. 1 4 . 5. Hai bạn Minh và Dung mỗi người gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc cân đối. Xác suất để số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc như nhau là A. 2 11 . B. 1 7 . C. 1 6 . D. 1 4 . 6. Bạn Sơn gieo một đồng xu cân đối và bạn Hoà gieo đồng thời hai đồng xu cân đối. Xác suất để có hai đồng xu xuất hiện mặt sấp, một đồng xu xuất hiện mặt ngửa là A. 3 8 . B. 3 10 . C. 2 7 . D. 4 31 . B. TỰ LUẬN 1. Có hai túi I và II. Túi I chứa 3 tấm thẻ, đánh số 2 ; 3 ; 4. Túi II chứa 32 tấm thẻ, đánh số 5 ; 6. Từ mỗi túi I và II, rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Tính xác suất của các biến cố sau: A: “Hai số ghi trên hai tấm thẻ chênh nhau 2 đơn vị”; B: “Hai số ghi trên hai tấm thẻ chênh nhau lớn hơn 2 đơn vị”; C: “Tích hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số chẵn”; D: “Tổng hai số ghi trên hai tấm thẻ là một số nguyên tố”. 2. Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II. Tính xác suất của các biến cố sau: E: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 11”; F: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8 hoặc 9”; G: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 6”. 3. Hai bạn Minh và Huy chơi một trò chơi như sau: Minh chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp 5;6;7;8;9;11 Bạn nào chọn được số lớn hơn sẽ là người thắng cuộc. Nếu hai số chọn được bằng nhau thì kết quả là hoà. Tính xác suất của các biến cố sau: a) A: “Bạn Minh thắng”;
b) B: “Bạn Huy thắng”. 4. Một chiếc hộp có chứa 5 tấm thẻ cùng loại, được đánh số lần lượt là 3 ; 5; 6; 7; 9. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 tấm thẻ từ hộp. a) Xác định không gian mẫu và số kết quả có thể xảy ra của phép thử. b) Tính xác suất của các biến cố sau: A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ chia hết cho 3”; B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ lơn hơn 13”. 5. Một chiếc hộp chứa 1 viên bi xanh, 1 viên bi đỏ và 1 viên bi trắng. Các viên bi có cùng kích thước và khối lượng. Dung lần lượt lấy ra ngẫu nhiên từng viên bi từ trong hộp cho đến khi hết bi. a) Xác định không gian mẫu của phép thử. b) Tính xác suất của các biến cố sau: A: “Viên bi màu xanh được lấy ra cuối cùng”; B: “Viên bi màu trắng được lấy ra trước viên bi màu đỏ”; C: “Viên bi lấy ra đầu tiên không phải là bi màu trắng”. 6. Túi kẹo trái cây có 60 viên, trong đó có 20 viên kẹo vị sầu riêng, 15 viên kẹo vị cam, 7 viên kẹo vị dâu, 10 viên kẹo vị chanh, 8 viên kẹo vị mít. Bạn Toàn lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi. Tính xác suất của các biến cố: a) E: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị sầu riêng”; b) F: “Bạn Toàn lấy được kẹo vị cam hoặc chanh”; c) G: “Bạn Toàn không lấy được kẹo vị dâu”. 7. Đài truyền hình điều tra ý kiến của một số khán giả về một chương trình giải trí. Kết quả điều tra được thống kê trong bảng dưới đây. Thích Không thích Nam 523 154 Nữ 147 68 Chọn ngẫu nhiên một trong số những người được điều tra. Tính xác suất của các biến cố: a) A: “Chọn được 1 khán giả nũ không thích chương trình”; b) B: “Chọn được 1 khán giả nam”; c) C: “Chọn được 1 khán giả thích chương trình”. 8. Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối và bạn Bình gieo một đồng xu cân đối. Tính xác suất của các biến cố sau: E: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 6 và đồng xu xuất hiện mặt sấp”; F: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số lẻ”; G: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là số chẵn và đồng xu xuất hiện mặt sấp”;

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.