Content text 30. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Địa lí Trường THPT Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).docx
A. khai thác và chế biến dầu khí. B. sản xuất điện tử, máy vi tính. C. sản xuất và chế biến thực phẩm. D. dệt và sản xuất trang phục. Câu 16: Ý nghĩa chủ yếu của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội. B. nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, giải quyết tốt vấn đề lương thực cả nước. C. phân bố lại dân cư, xóa đói giảm nghèo và tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu. D. tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế. Câu 17: Vùng kinh tế trọng điểm nào ở nước ta có nhiều tỉnh, thành phố nhất? A. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. D. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 18: Các đảo ven bờ nước ta có nhiều tiềm năng để A. đánh bắt cá và hoạt động du lịch. B. khai thác khoáng sản và vận tải. C. được ưu tiên phát triển. D. nuôi các gia súc lớn và gia cầm. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Cho thông tin sau: “Nhìn trên bản đồ sông ngòi, ta thấy ngay một mạng lưới dày đặc, cắt xẻ địa hình đồi núi trùng điệp và chảy ra Biên Đông. Tất cả có đến 2360 con sông dài từ 10 km trở lên nhưng sông dài trên 100 km chỉ hơn 2%. Hai nhân tố chính chi phối mạng lưới sông ngòi ở nước ta là lượng mưa và cấu trúc địa hình." (Theo: Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2012, tr.159) a) Mật độ sông ngòi trên lãnh thổ nước ta rất thưa thớt. b) Chế độ mưa thất thường nhưng chế độ dòng chảy khá ổn định. c) Chế độ nước sông phân mùa lũ - cạn theo sát nhịp điệu mùa mưa - khô. d) Sông ngòi ở nước ta chủ yếu là sông ngòi nhỏ và ngắn, nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Câu 2: Cho bảng số liệu sau:
a) Đông Nam Bộ là vùng có diện trồng lúa thấp hơn Tây Nguyên. b) Sản lượng lúa phân theo vùng năm 2021 ở nước ta có sự khác nhau. c) Năm 2021, Đồng bằng sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước. d) Biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể bảng số liệu trên. Câu 3: Cho thông tin sau: "Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2023 do Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12 nhận định: "... hoạt động du lịch năm 2023 diễn ra sôi động". Tính chung cả năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách. Tuy vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá, số lượng này mới chỉ bằng 70% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19." (Nguồn: Báo Nhân dân, ngày 29/12/2023) a) Ngành du lịch Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. b) Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng bằng 70% so với năm 2019. c) Giai đoạn 2020 - 2021, du lịch phát triển chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. d) Hoạt động du lịch biển phát triển đều nhau ở tất cả các vùng trong cả nước. Câu 4: Cho thông tin sau: Năm 2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 95,4 tỷ USD, tăng 6,8%, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 275,9 tỷ USD, tăng 11,8%, chiếm 74,3%. (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023)