PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Quy định Pháp luật về Kiểm tra sau thông quan – Thực tiễn áp dụng tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình.doc

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Vân Anh Trang 1SVTH: Bùi Thị Huyền Trang – Lớp 35k13 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa về mọi mặt và mở của hợp tác tự do thương mại, Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình để hòa chung vào sự hiện đại hóa của cả thế giới. Với việc tham gia vào các tổ chức mang tính toàn cầu như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), tổ chức Hải quan ASEAN… và nhiều tổ chức khác đã làm cho Việt Nam có những bước đi đáng kể, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh an toàn Quốc gia. Hải quan Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực với mục tiêu hoà bình và phát triển, thúc đẩy quan hệ đa dạng với Hải quan các nước phát triển và WCO nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Do đó, Việt Nam đã hưởng ứng chương trình cải cách và hiện đại hóa Hải quan do WCO và tổ chức Hải quan ASEAN khuyến nghị. Hơn nữa sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay và việc nước ta trở thành thành viên của WTO đang đặt ra cho ngành Hải quan những yêu cầu bức xúc, đó là phải thông quan nhanh hàng hóa. Theo đó, Hải quan các nước áp dụng một kỹ thuật mới trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan đó là Kiểm tra sau thông quan, có nghĩa là hàng hóa sẽ chịu sự kiểm tra sau thay vì phải kiểm tra trước khi thông quan, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng bán được hàng hóa để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Theo WCO và kinh nghiệm của một số nước tiên tiến trong khu vực thì việc duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra sau thông quan là rất cần thiết, vì hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát hiện và ngăn chặn các hình thức gian lận Hải quan, và việc ứng dụng mô hình Kiểm tra sau thông quan là phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Hải quan Việt Nam trên bước đường cải cách, phát triển và hiện đại hóa đã coi kiểm tra sau thông quan là một nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình cải cách của mình. Hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với Việt Nam còn khá mới mẻ, dù đã được quy định cụ thể trong Luật Hải quan hơn 10 năm nhưng công tác triển khai vẫn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Vân Anh Trang 2SVTH: Bùi Thị Huyền Trang – Lớp 35k13 còn chậm, chưa có những chuyển biến rõ rệt và chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu và sửa đổi pháp luật về Kiểm tra sau thông quan là yêu cầu bức thiết nhằm đưa hoạt động Kiểm tra sau thông quan trở thành một công cụ quản lý Hải quan hiện đại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Qua thời gian thực tập tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Quảng Bình, thấy được việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, em chọn đề tài “Quy định Pháp luật về Kiểm tra sau thông quan – Thực tiễn áp dụng tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp. 1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài “Quy định Pháp luật về Kiểm tra sau thông quan – Thực tiễn áp dụng tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình” nhằm đạt được ba mục tiêu chính: - Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về Kiểm tra sau thông quan ở các nước trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt là quy định mẫu của Tổ chức Hải quan ASEAN, để Việt Nam tiếp thu học hỏi kinh nghiệm. - Đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về hoạt động Kiểm tra sau thông quan ở Cục Hải quan Quảng Bình, từ đó chỉ rõ những hạn chế khó khăn cũng như những vấn đề cấp bách của pháp luật Việt Nam về hoạt động KTSTQ. - Đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Kiểm tra sau thông quan của Việt Nam ngày càng hiệu quả và hiện đại hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm tra sau thông quan. b) Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của KTSTQ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Những số liệu thu thập được phục vụ cho việc phân tích những vấn đề có liên quan đến hoạt động KTSTQ nằm trong khoảng từ 2010 đến nay. 3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Vân Anh Trang 3SVTH: Bùi Thị Huyền Trang – Lớp 35k13 Để hoàn thành, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:  Phương pháp thu thập  Phương pháp diễn dịch, quy nạp  Phương pháp thống kê  Phương pháp đối chiếu so sánh 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài “Quy định Pháp luật về Kiểm tra sau thông quan – Thực tiễn áp dụng tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình” góp phần làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật vào hoạt động kiểm tra sau thông quan, phân tích rõ những khó khăn, thuận lợi hiện nay của cơ quan Hải quan cũng như những hạn chế của các văn bản pháp luật về Hải quan, đặc biệt là hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan. Trên cơ sở đó, đề tài góp phần kiến nghị một số vấn đề chưa phù hợp trong quy định pháp luật có liên quan để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. 5. Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Kiểm tra sau thông quan: Chương này nêu ra một số nội dung cơ bản sau: - Khái niệm Kiểm tra sau thông quan; - Tính tất yếu phải thực hiện kiểm tra sau thông quan; - Quy định về Kiểm tra sau thông quan của ASEAN và một số nước điển hình. - Các quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan của pháp luật Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về Kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Bình và giải pháp hoàn thiện: Chương này có các nội dung cơ bản: - Giới thiệu Cục Hải quan Tỉnh Quảng Bình. - Thực tiễn áp dụng pháp luật kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Quảng Bình.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Vân Anh Trang 4SVTH: Bùi Thị Huyền Trang – Lớp 35k13 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Kiểm tra sau thông quan. Chương này có các nội dung cơ bản sau: - Giải pháp chung - Giải pháp cụ thể - Một số kiến nghị Sau đây là phần trình bày nội dung cụ thể của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.