PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text DẶN DÒ KTTX LẦN 2 VÀ GHK1-2024-2025-3 KHỐI-22-10.docx

DẶN DÒ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GHK1 Năm học 2024-2025 Đợt Khối Nội dung (CÓ CẬP NHẬT CÔ SẼ GHI MÀU XANH DƯƠNG) KT GHKI K10 - Phần Đọc (5,0 điểm): 5 câu. 1. Thể thơ (0,5). Ví dụ: thất ngôn/bảy chữ, ngũ ngôn/năm chữ, sáu chữ, tám chữ, tự do (các câu dài ngắn khác nhau),... 2. Nhận biết từ ngữ, hình ảnh (1,0) -> 04 từ ngữ, hình ảnh. Mỗi từ ngữ, hình ảnh: 0.25. Hoặc: Cách gieo vần => xem như đề minh họa. 3. Chỉ ra biện pháp tu từ (cho sẵn tên) và nêu tác dụng (1,0). Ví dụ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,... - BPTT so sánh “đen như cột nhà cháy”; hoán dụ “áo chàm”, ẩn dụ “mặt trời”, nhân hóa “gió hát”,... - Tác dụng về nội dung: Nhấn mạnh/làm nổi bật/khắc họa rõ nét/… thông tin gì/nội dung/ý nghĩa gì của câu/đoạn thơ? Tình cảm, cảm xúc, tính cách gì của nhân vật trữ tình (nếu có)/tác giả? - Tác dụng về nghệ thuật: + Gợi hình ảnh gì/ai ? sinh động, cụ thể ra sao/như thế nào (như hiển hiện ngay trước mắt người đọc,...)? Gợi cảm xúc gì/ra sao, của ai NHƯ THẾ NÀO?,
làm tăng hiệu quả biểu đạt (âm hưởng/nhịp điệu/nhạc điệu/giọng điệu) gì? của câu thơ/đoạn thơ ra sao? + Điệp ngữ tăng cường hiệu quả diễn đạt, nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc và tạo nhịp điệu cho đoạn thơ. 4. Nhận xét về tình cảm, cảm xúc (1,5 điểm; từ 5-7 dòng) => Nên viết đoạn. Viết ý mạch lạc; diễn đạt rõ, trôi chảy;.... - Chỉ ra tình cảm, cảm xúc gì? Của ai? - Nhận xét: ý riêng của em về vấn đề trên. 5. Thông điệp/Ý nghĩa (1,0) - Chỉ ra thông điệp/ý nghĩa gì? - Ý nghĩa/bài học của thông điệp=> tác động nhận thức (suy nghĩ) của ra sao? Tác động hành động (em sẽ làm gì) như thế nào? - Phần Viết (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ . Ngữ liệu: thơ hiện đại Việt Nam. XEM ĐỀ MINH HỌA BÊN DƯỚI K11 - Phần Đọc (5,0 điểm): 1. Thể thơ (0,5) 2. Cách gieo vần (1,0) 3. Từ ngữ, hình ảnh (1,0) 4. Phá vỡ qui tắc ngôn ngữ thông thường: một trong các dạng đảo ngữ/đa nghĩa/kết hợp từ trái logic/cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ/bổ sung chức năng mới cho dấu câu,… (tr.65-66/SGK; 1,0) 5. Nhận xét tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình/tác giả (1,5 điểm, khoảng 5-7 dòng) 6. Hình ảnh (nêu sẵn) gợi cho anh/chị liên tưởng gì? 7. Nhan đề (cách hỏi giống câu 1 trong 3 văn bản bài 2/SGK)
8. Thông điệp/Ý nghĩa 9. Cảm hứng chủ đạo (khác câu hỏi về tình cảm, cảm xúc) Lưu ý: HS ôn đầy đủ các câu hỏi trong SGK khi đọc hiểu văn bản, tránh chỉ học theo bộ câu hỏi gợi ý. - Phần Viết (5,0 điểm): Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về cấu tứ và hệ thống hình ảnh trong bài thơ…của… Ngữ liệu: thơ hiện đại Việt Nam. XEM ĐỀ MINH HỌA BÊN DƯỚI GỢI Ý HƯỚNG DẪN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHẦN VIẾT GHK1 - K11 (CẬP NHẬT) ĐỀ: Viết một bài văn nghị luận tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ (thơ hiện đại Việt Nam) … của …. II. VIẾT Viết một bài văn nghị luận tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ … của ... 4,0 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ: Mở bài giới thiệu được bài thơ và xác định được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm thơ; Kết bài khẳng định được giá trị bài thơ. 0,5 2. Triển khai vấn đề nghị luận đúng yêu cầu kiểu bài viết: HS có thể triển bài viết theo nhiều hướng khác nhau, vận dụng các thao tác lập luận trong khi phân tích, đánh giá miễn sao hợp lý, rõ ràng, mạch lạc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng để làm rõ vấn đề. HS cần đảm bảo những yêu cầu viết sau: - Mở bài: Giới thiệu được ngắn gọn về bài thơ (tác giả, vị trí của bài thơ…) và xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết. - Thân bài: + Cấu tứ độc đáo của bài thơ: Có thể khái quát chút về tri thức ngữ văn về cấu tứ . Bài thơ được triển khai theo cái tứ … . Cấu tứ ấy cũng cho ta thấy được … …. 0,5 0,5
+ Phân tích, đánh giá được hệ thống hình ảnh của bài thơ: Có thể khái quát chút về tri thức ngữ văn về hình ảnh thơ 1.Chỉ ra và nhận xét được ý nghĩa các hình ảnh trong bài thơ; đối với các hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng, HS phải chỉ ra, phân tích, nhận xét được các hình ảnh đó. 2. Các hình ảnh có vai trò như thế nào trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ. 3. Xác định được sự chi phối của cấu tứ với hệ thống hình ảnh thơ (Phân hoá HS) . Tất cả các hình ảnh trong bài thơ đều tập trung thể hiện vẻ đẹp…. . Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của hình ảnh…. . … . … . … . Bài thơ khép lại cũng với hình ảnh … - Kết bài: Đánh giá được nét đặc sắc về hình ảnh và cấu tứ của bài thơ cũng như giá trị của chúng trong việc thể hiện những khám phá mới về con người và cuộc sống: Toàn bộ hệ thống hình ảnh trong bài thơ đều thống nhất tập trung làm nổi bật vẻ đẹp…. 1,5 0,5

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.