PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lop 4-Chu de - Suc manh cua doan ket va sang tao dong doi.pdf

1 Ngày ....... ................................................ Giáo viên:................................................. Lớp: ....................................................... Trường:................................................... CHỦ ĐỀ: SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐOÀN KẾT & SÁNG TẠO ĐỒNG ĐỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh thấy được tầm quan trọng của đồng đội. - Học sinh nêu được các nguyên tắc ứng xử nhằm nâng cao sức mạnh của sự đoàn kết. - Học sinh nhớ nguyên tắc trong sáng tạo đồng đội 2. Kỹ năng - Kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng hợp tác - Kĩ năng giao tiếp ứng xử 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: Tự kiểm soát cảm xúc, thái độ và hành vi của mình, tự học và tự hoàn thiện. - Năng lực giao tiếp & hợp tác: Xác định mục đích và phương thức hợp tác, xác định trách nhiệm của bản thân, thích ứng khi cô giáo phân nhóm, thích ứng khi bạn có nguyên tắc làm việc đội nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra ý tưởng mới, hình thành và triển khai ý tưởng mới, tư duy độc lập. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Cách vẽ, thời gian thực hiện, kết quả của nhóm. 4. Định hướng phát triển phẩm chất - Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm: Trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với nhiệm vụ của mình trong quá trình làm việc đồng đội. - Rèn luyện phẩm chất nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt của bạn
2 - Rèn luyện phẩm chất trung thực: Khi có trách nhiệm bản thân thì có giải pháp mới sẵn sàng cùng làm việc với đội nhóm của mình tránh trường hợp nói tớ không có cách hoặc tớ không biết làm. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. Phương pháp: Trải nghiệm, dạy học nhóm 2. Kĩ thuật: Trò chơi, bài tập, động não, hỏi đáp, video. 3. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động trong lớp học III. TƯ LIỆU GIẢNG DẠY 1. Giáo viên - Trang chiếu - Giấy A3 cho các đội - Bút dạ màu xanh hoặc đen 2. Kỹ năng - Vở ghi chép hoạt động giáo dục kĩ năng sống IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN KHỞI ĐỘNG Hoạt động: Chơi trò chơi “Kết phao” Mục tiêu - HS được học tập trong không khí thoải mái - Gợi mở vào chủ đề bài học Cách thực hiện  GV giới thiệu trò chơi: Sau đây chúng ta sẽ khởi động bằng một trò chơi mang tên là “Kết phao”.  GV phổ biến luật chơi: Các bạn hãy tưởng tượng khi các bạn đi biển các bạn được tắm hoặc tắm bể bơi (GV hỏi bạn nào đã đi tắm biển, bạn nào đã đi tắm bể bơi) lớp chúng ta bạn nào biết bơi, bạn nào chưa biết bơi (HS giơ tay với 2 câu hỏi trên). Các bạn đã biết bơi hoặc chưa biết bơi thì khi đi tắm ở biển hoặc ở bể bơi thì thì nhờ người lớn hỗ trợ và cần đến phao, vậy chúng ta hãy tưởng tượng chúng ta đang ở bãi biển và cùng chơi trò chơi kết phao theo các yêu cầu sau nhé.
3 - Khi cô hô: “Kết phao, kết phao” thì các thì các bạn hô “Phao mấy, phao mấy” - Khi cô hô: “Phao 3 người” thì các bạn cần tạo thành nhóm 3 người nắm tay nhau lại thành 1 hình tròn như cái phao nhé.  GV hô và tiếp tục vận dụng nhiều trạng thái khác nhau phù hợp với HS lớp: phao 2 người, 4 người, 5 người. GV có thể tăng cấp độ, độ khó như: 5 người có 3 chân được đặt dưới đất, hoặc 4 người 3 chân. GV tổ chức cho HS chơi 5 lần sau đó hỏi cảm xúc của học sinh theo định hướng: Vui, thoải mái, đoàn kết,..  GV hỏi các bạn thấy thoải mái vui vẻ hơn chưa? Chúng ta có thấy gần gũi thân thiết với bạn hơn không? Khi chúng ta trải nghiệm bài này đặc biệt là lúc chúng ta thực hiện 5 người 3 chân thì chúng ta bám vào vai nhau hoặc nắm chặt tay nhau để phao mình đỡ bạn co chân lên. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của sự đoàn kết trong nhóm.  GV tổng kết: Bài học hôm nay cô cùng các bạn trải nghiệm hoạt động để chúng ta sẽ gắn bó với nhau hơn nữa với Chủ đề “Sức mạnh của sự đoàn kết và sáng tạo đồng đội” nhé. TRẢI NGHIỆM & KHÁM PHÁ Hoạt động: Đồng đội đoàn kết – sáng tạo Mục tiêu - HS thấy được tầm quan trọng của đồng đội - HS thấy được nguyên nhân cần sáng tạo và các nguyên tắc trong khi sáng tạo đồng đội. Cách thực hiện  GV tạo 3 bạn/nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị giấy bút (học sinh dùng sổ ghi chép hoạt động kĩ năng sống, phần giấy phía dưới quyển vở chúng ta sử dụng được”
4  GV chiếu hoặc vẽ 9 điểm lên bảng và nhắc HS chấm 9 điểm như trên vào giữa tờ giấy.  GV đọc đề bài. Cô có một câu đố dành cho các nhóm hôm nay đó là. Các em hãy vẽ một nét liền không quá 4 đường thẳng đi qua 9 điểm. Vẽ một nét tức là không được nhấc bút (cô giáo vẽ mẫu lên bảng) không quá 4 đường thẳng là ít hơn hoặc nhiều nhất là 4 đường đi qua cả 9 điểm.  GV thông báo thời gian thực hiện hoạt động này là 3 phút. Nhóm thực hiện vào giấy, vào sổ (GV đi từng nhóm quan sát HS vẽ, bạn nào chưa vẽ thì động viên nhóm đó vẽ, GV nhấn mạnh yêu cầu mục đích là gợi cho các bạn có thể làm đi qua 9 điểm nhưng vượt khung ra ngoài). Sau 3 phút GV hỏi các nhóm về kết quả và mời lên bảng vẽ, Nếu có nhóm tìm ra đáp án GV đặt câu hỏi, nếu không có nhóm nào vẽ được GV sẽ bấm nút chiếu kết quả trên slide hoặc vẽ đáp án lên bảng.  GV hỏi HS: - Vì sao các bạn chưa làm được hoặc vì sao lớp mình có nhóm làm được, có nhóm chưa làm được? - Trong quá trình làm các em vẽ. Các thành viên đưa ra ý kiến có bị bạn nói hoặc bác bỏ ý kiến của mình không. Bạn A đóng góp bao nhiêu ý kiến, bạn B đóng góp bao nhiêu cách, Bạn C nữa? - HS trả lời: Nếu nhóm có tranh luận và bác bỏ ý kiến của em, cảm xúc của em thế nào? GV lắng nghe ý kiến của 3 nhóm.  GV chia sẻ: Khi đọc đầu bài các em nghĩ mình không được vẽ ra ngoài 9 điểm mà phải vẽ bên trong 9 điểm. Khi bạn nói bạn vẽ được chúng ta để bạn vẽ, nhưng vẽ lại không được thì chúng ta lại trách bạn: chẳng biết mà cứ đòi làm, mất công tớ chấm 9 điểm và sử dụng câu nói khác

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.