PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG (File GV).pdf

I. Khái niệm về nhiên liệu ♦ Nhiên liệu (chất đốt) là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. ♦ Dựa vào trạng thái, nhiên liệu chia thành ba loại: Nhiên liệu rắn Nhiên liệu lỏng Nhiên liệu khí Than Gỗ Xăng dầu Cồn Gas Khí thiên nhiên II. Tính chất và ứng dụng của nhiên liệu Nhiên liệu Tính chất Ứng dụng Than đá - Chất rắn, cháy tỏa nhiều nhiệt. - Khi cháy sinh nhiều chất độc hại đặc biệt là khí carbon monoxide (CO) Không sử dụng than trong phòng kín. - Đun nấu, sưởi ấm, nhiên liệu trong công nghiệp. Xăng, dầu - Chất lỏng, cháy tỏa nhiều nhiệt. - Từ dầu mỏ người ta tạo ra xăng dầu, khí hóa lỏng, ... - Đun nấu, chạy động cơ, ... III. Sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả Lợi ích sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả Biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả ● Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản. ● Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. ● Làm nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng hiệu quả lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra. ● Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy. ● Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu. ● Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng. IV. Sơ lược về an ninh năng lượng ♦ An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ. ♦ Giải pháp: Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh, thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, ... thay thế cho nguồn năng lượng không tái tạo (than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên). Xăng sinh học Năng lượng mặt trời Năng lượng gió  KIẾN THỨC CẦN NHỚ
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [KNTT - SBT] Em hãy kể tên các nhiên liệu được dùng trong dưới đây Hướng dẫn giải Nhiên liệu đã dùng lần lượt là xăng (dầu diesel), khí gas, dầu hỏa và gỗ. Câu 2. [KNTT - SGK] Hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hỏa, gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, cành cây khô), xăng, than đá, khí thiên nhiên. Hướng dẫn giải Nhiên liệu Ứng dụng Dầu hỏa Đèn dầu, bếp dầu, động cơ xe, máy phát điện, ... Gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, cành cây khô) Làm củi đun nấu, sưởi ấm, ... Xăng Chạy xe ô tô, máy phát điện, ... Than đá Lò cao nung vôi, sản xuất xi măng, luyện gang, thép Khí thiên nhiên Nấu ăn, chạy máy phát điện, lò nung gạch, gốm, ... Câu 3. [KNTT - SGV] Em hãy cho biết các biểu tượng trong hình dưới đây chỉ loại nhiên liệu nào? (a) (b) (c) (d) (e) (g) Hướng dẫn giải (a) Than, (b) Xăng dầu; (c) Gas, (d) Năng lượng gió, (e) Năng lượng mặt trời, (g) Khí thiên nhiên Câu 4. [KNTT - SGK] Hãy kể tên các nhiên liệu thường dùng trong việc đun nấu và nêu cách dùng nhiên liệu đó an toàn, tiết kiệm. Hướng dẫn giải Củi: phơi khô, chẻ nhỏ củi khi đun nấu, sử dụng quạt gió khi nhóm củi. Gas: Sử dụng bình gas chính hãng, có van an toàn, sử dụng nhỏ lửa khi thực phẩm bắt đầu chín, vệ sinh bếp gas thường xuyên. Câu 5. [CD - SBT] Các việc làm dưới đây có thể có nhược điểm hoặc tác hại gì? (a) Đun nấu để ngọn lửa quá to, không phù hợp với mục đích sử dụng. (b) Đun bếp than trong phòng kín. Hướng dẫn giải (a) Đun nấu để ngọn lửa quá to và không phù hợp với mục đích sử dụng sẽ dễ gây lãng phí nhiên liệu, đồng thời mất an toàn cháy nổ. (b) Trong phòng kín, không khí khó lưu thông với bên ngoài, thậm chí không thể lưu thông với bên ngoài. Khi đó, việc đốt than làm lượng oxygen giảm và sinh ra khí độc là carbon monoxide, có thể gây ngạt, thậm chí gây tử vong. Câu 6. [CTST - SGK] Giải thích tác dụng của các việc làm sau đây: (a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu. (b) Tạo các lỗ trong viên than tổ ong. (c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa. (d) Đậy bớt của lò khi ủ bếp.
Hướng dẫn giải (a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa củi và oxygen (trong không khí) làm cho củi dễ cháy. (b) Không khí dễ dàng chui vào các lỗ hổng của than để tăng diện tích tiếp xúc giữa than và oxygen làm cho than dễ cháy. (c) Quạt gió (không khí) vào bếp lò để bổ xung oxygen làm cho củi, than dễ cháy. (d) Khi lò nóng rồi người ra đậy bớt cửa lò để không cho không khí vào nhiều, hạn chế chát hết củi hoặc than, làm cho bếp giữ nóng được lâu. Câu 7. [CTST - SBT] Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nỗ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. (a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? (b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí? (c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, cháy mạnh thì ta nên làm thế nào? (d) Khi ta đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì? Hướng dẫn giải (a) Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khóa van an toàn để tránh trường hợp gas bị dò ra ngoài có thể gây cháy nổ. (b) Để bình gas nơi thoáng khí để khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ. (c) Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khóa van an toàn bình gas lại. Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khóa gas thì dùng chăn ướt tấp kín dể dập tắt ngọn lửa rồi khóa van an toàn bình gas. (d) Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như sau: - Mở hết cửa để gas bay ra ngoài. - Khóa van an toàn ở bình gas. - Tuyết đối không bật công tắc điện, không đánh lửa. - Báo cho người lớn để kiểm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại. Câu 8. [CTST - SGK] Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thế dần cho các nguồn nhiên liệu hóa thạch? Hướng dẫn giải - Nhiên liệu hóa thạch (than đá, khí tự nhiên, ...) có trong lòng đất là có hạn, phải mất hàng trăm triệu năm mới bổ sung được, do đó nếu khai thác liên tục nhiên liệu hóa thạch sẽ làm cạn kiệt nguồn nhiên liệu. - Nhiên liệu hóa thạch chứa hàm lượng lớn carbon nên khi cháy tạo ra khí carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính (làm Trái Đất nóng lên và gây biến đổi khí hậu) và khí độc carbon monoxide ảnh hưởng đến sức khỏe con người.  Cần thay thế bằng các nhiên liệu tái tạo. Câu 9. [CD - SBT] Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi. MỘT SỐ LOẠI NHIÊN LIỆU CỦA TƯƠNG LAI Trong những năm tới, rất có thể bạn sẽ thường xuyên thấy những chiếc ô tô chạy bằng những loại nhiên liệu dưới đây. Hydrogen Các nhà sản xuất đang lên kế hoạch nạp hydrogen vào ô tô như các loại xăng dầu thông thương. Khi đó hydrogen sẽ chuyển hóa năng lượng hóa học thành điện và cung cấp cho hoạt động của chiếc xe. Tất cả những gì xe thải ra ttrong quá trình vận hành sẽ chỉ là nước. Dầu diesel sinh học
Diesel sinh học là loại nhiên liệu được sản xuất từ dầu thực vật hay mỡ động vật để trở thành nhiên liệu cho xe. Nó được đánh giá là một nhiên liệu sạch với mức khí thải thấp hơn nhiều so với các loại nhiên liệu thông thường. Hơn nữa, vì được sản xuất từ các nguyên liệu rẻ, sẵn có như đậu tương nên diesel sinh học giúp các quốc gia giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu. Nhiên liệu pha ethanol Thông thường, ethanol được sản xuất từ quá trình lên men của ngũ cốc như ngô. Đây là một nguồn nhiên liệu sạch và sản sinh khí nhà kính thấp hơn so với các loại khác nhau. Ethanol được đưa vào xe sau khi đã pha trộn với xăng tùy theo từng nồng độ khác nhau. Nhiều quốc gia hiện nay đang sử dụng E85 với tỉ lệ pha trộn 85% ethanol và 15% xăng về thể tích. (Theo http://mt.gov.vn/) (a) Vì sao hydrogen được coi là nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường? (b) Sử dụng các nhiên liệu như hydrogen, dầu diesel sinh học,... có lợi gì đối với an ninh năng lượng của mỗi quốc gia? (c)* Xăng E90 có tỷ lệ 90% ethanol và 10% xăng về thể tích. Người ta phải thêm bao nhiêu lít ethanol vào 1 lít xăng E85 để có xăng E90? (Giả sử không có hao hụt thể tích khi pha trộn) Hướng dẫn giải (a) Xe chạy bằng nhiên liệu hydrogen chỉ thải ra nước, không gây ô nhiễm môi trường. (b) Các quốc gia sẽ có những nguồn năng lượng sạch, rẻ, bảo đảm nhu cầu sử dụng, giảm sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. (c) * Thêm 0,5 lít ethanol. Trong 1 lít xăng E85 có 0,15 lít xăng và 0,85 lít ethanol. Thêm ethanol vào 1 lít xăng E85 để có xăng E90 thì thể tích xăng không thay đổi và thể ethanol gấp 9 lần thể tích xăng.  Thể tích ethanol trong xăng E90 (sau khi được pha chế) là 0,15 x 9 = 1,35 (lít)  Thể tích ethanol thêm vào là 1,35 – 0,85 = 0,5 (lít) ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 10. [KNTT - SBT] Em hãy cho biết nhiên liệu có thể tồn tại ở những thể nào, lấy ví dụ minh họa. Hướng dẫn giải Nhiên liệu có thể tồn tại ở ba thể: rắn (than đá, gỗ), lỏng (xăng, dầu), khí (khí gas). Câu 11. [CD - SBT] Nêu ba việc nên làm và ba việc nên tránh để sử dụng các nhiên liệu an toàn, hiệu quả, phòng tránh nguy cơ cháy nổ ở gia đình em. Hướng dẫn giải  Một số việc nên làm như: sau khi sử dụng xong phải khóa bình gas; sử dụng xong bếp cần tắt bếp; không để các nhiện liệu gần nguồn điện,...  Một số việc nên tránh làm: mở các thiết bị lò sưởi, sấy không đúng với nhu cầu sử dụng; sử dụng lửa quá to và không đúng mục đích khi đun nấu; đun bếp than ở nơi không khí khó lưu thông;... Câu 12. [CTST - SBT] Tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa to thì nó càng cháy mạnh còn thổi vào ngọn nến thì nó tắt ngay? Hướng dẫn giải Khi thổi vào đống lửa to, gió cung cấp them nhiều oxygen nên đống lửa sẽ càng cháy mạnh hơn. Còn khi gió thổi mạnh vào ngọn nến, nó làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến sẽ tắt. Câu 13. [KNTT - SBT] Em hãy tìm hiểu và nêu cách sử dụng khí gas/ xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) an toàn, tiết kiệm. Hướng dẫn giải

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.