Content text Lớp 12. Đề KT chương 4 (đề 2).docx
C. Cao su buna - S. D. Cao su buna - N. Câu 7. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monomer) thành phân tử lớn (polymer), đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thường là H 2 O) được gọi là phản ứng A. trùng hợp. B. thế. C. tách. D. trùng ngưng. Câu 8. Cho các chất sau: CH 2 =CHCl; CH 2 =CHCH 3 ; CH 2 =CH–CH=CH 2 ; H 2 N[CH 2 ] 5 COOH. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 9. Polymer X được dùng để sản xuất một loại chất dẻo an toàn thực phẩm. Chất dẻo này được sử dụng để chế tạo chai lọ đựng nước, bao bì đựng thực phẩm. Cho cấu tạo của một đoạn mạch trong phân tử polymer X: Tên gọi của X là A. polypropane. B. poly(2,3-dimethylbutane). C. polyisopentane. D. polypropylene. Câu 10. Vật liệu nào sau đây được sử dụng làm vật liệu nền cho một loại vật liệu composite dùng để làm vỏ tàu thuyền? A. Sợi carbon. B. Nhựa polyester. C. Vải. D. Sợi thủy tinh. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng về chất dẻo và môi trường? A. Nhiều loại chất dẻo có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, gây ô nhiễm đất và nước sinh hoạt. B. Việc lạm dụng chất dẻo đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. C. Khi đốt các loại rác thải là chất dẻo sinh ra nhiều chất độc, gây ô nhiễm không khí. D. Hầu hết chất dẻo đều có thể tái chế sau khi sử dụng, nhờ đó không gây ô nhiễm môi trường như các loại vật liệu khác. Câu 12. Trùng họp chất nào sau đây thu được cao su isoprene? A. CH 2 =C(CH 3 )–CH=CH 2 . B. CH 3 –CH=C=CH 2 . C. CH 3 –CH(Cl)–CH=CH 2 . D. CH 2 =CH–CH=CH 2 . Câu 13. Dãy nào sau đây gồm các polymer có nguồn gốc từ cellulose? A. Tơ tằm, sợi bông, tơ nitron. B. Sợi bông, tơ visco, tơ acetate. C. Sợi bông, tơ visco, tơ nylon-6. D. Tơ visco, tơ nilon-6, tơ acetate. Câu 14. Cho polymer X có công thức cấu tạo như sau: Phát biểu nào sau đây về X là không đúng? A. X thuộc loại polymer trùng ngưng. B. Nếu điều chế X từ monomer là caprolactam thì phản ứng thuộc loại phản ứng trùng hợp. C. X có thể tham gia phản ứng thuỷ phân trong điều kiện thích hợp. D. X là chất tan tốt trong nước và dễ phân huỷ sinh học. Câu 15. Loại keo dán dùng để dán các vật kim loại, gỗ, thủy tinh, chất dẻo, bê tông,… trong các ngành sản xuất ô tô, máy bay, xây dựng và trong đời sống hàng ngày là A. keo dán epoxy. B. keo 502. C. keo dán poly(ure-formaldehyde). D. nhựa vá săm. Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng về tính chất của polymer? A. Phản ứng thủy phân tinh bột, cellulose thuộc loại phản ứng giảm mạch polymer. B. Phản ứng xảy ra sau khi đun nóng cao su buna với bột sulfur để tổng hợp cao su lưu hóa có tính cơ lí tốt hơn thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer.
C. Để tổng hợp poly(vinyl alcohol) có thể thủy phân PVC trong dung dịch kiềm. Phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer. D. Nung nóng polystyrene ở nhiệt độ thích hợp thu được styrene. Phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch polymer. Câu 17. Cho các phát biểu sau: (a) Vật liệu composite cốt sợi được dùng phổ biến sản xuất thân, vỏ máy bay,,… (b) Săm, lốp xe làm bằng cao su nhanh bị nhỏng khi ngâm trong xăng hoặc dầu. (c) Bản chất bám dính của keo là tạo ra lớp màng mỏng bám chắc hai mảnh vật liệu giúp chúng kết dính với nhau. (d) Vải làm từ nylon-6,6 kém bền trong nước xà phòng có tính kiềm. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 18. Một số loại túi nylon có chứa chất phụ gia để đẩy nhanh quá trình phân huỷ polymer thành các đoạn mạch ngắn. Một túi nylon chứa 0,28 g polyethylene phân cắt thành x đoạn mạch ngắn, mỗi đoạn chứa trung bình 1000 mắt xích. Giá trị của x là (Biết N A = 6,02.10 23 ) A. 6,02.10 23 . B. 6,02.10 18 . C. 6,02.10 19 . D. 6,02.10 21 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về cao su? a. Cao su là vật liệu polymer có tính dẻo. b. Thành phần của cao su gồm polymer và các chất độn để tăng tính chất cơ lí của cao su. c. Cao su được dùng chủ yếu để chế tạo săm, lốp xe, đệm lót, vật liệu chống thấm,... d. Để tăng tính bền của cao su, người ta lưu hoá cao su để kết nối các mạch polymer với nhau. Câu 2. Tơ sợi là một nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may và sản xuất vật liệu. Tơ sợi được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Các loại tơ sợi phổ biến bao gồm tơ sợi tự nhiên như tơ tằm, lông cừu, sợi cotton và tơ sợi tổng hợp như nylon,... a. Tơ nylon-6,6 và tơ capron thuộc loại tơ polyamide. b. Tơ nylon, tơ tằm, tơ visco đều bền với nhiệt độ. c. Quần áo được dệt bằng sợi len lông cừu, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao. d. Tơ capron và tơ olon đều có thành phần chứa nhóm CONH . Câu 3. Poly(phenol-formaldehyde) (PPF) là polymer có tính cứng, chịu nhiệt, chống mài mòn và chống ẩm cao. Vì vậy, PPF được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sử dựng làm chất kết dính trong sản xuất ván ép, ván MDF, giúp tăng độ bền và khả năng chống ẩm của vật liệu. a. PPF được điều chế từ phản ứng trùng hợp giữa phenol và formaldehyde. b. Các mạch polymer của PPF có thể tham gia phản ứng nối mạch polymer lại với nhau tạo thành mạng không gian. c. Rác thải nhựa làm từ vật liệu PPF có thể xử lí bằng cách đốt. d. PPF là vật liệu polymer thuộc loại chất dẻo. Câu 4. Keo dán là vật liệu có khả năng kêt dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu dược kết dính. a. Keo dán epoxy còn gọi là keo dán hai thành phần. Thành phân chính là hợp chât chứa hai nhóm epoxy ở hai đầu. Thành phẩn thứ hai là chất đóng rắn thường là các amine. b. Nhựa vá săm là dung dịch dạng keo của cao su trong dung môi hữu cơ như toluene, xylene, ... thường được dùng đê vá chỗ thủng của săm xe. c. Keo dán poly(urea-formaldehyde) được sản xuất từ urea và formaldehyde. d. Keo dán poly(urea-formaldehyde) được dùng chủ yếu để dán các vật liệu ván ép, gỗ. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.