PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề 19 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG HN 2024 - Ngôn ngữ (Có giải).Image.Marked.pdf


Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở." (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông? Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2014) Câu 51 Câu văn "Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại’ sử dụng biện pháp tu từ nào? A. so sánh, nhân hóa B. so sánh, ẩn dụ C. so sánh, hoán dụ D. ẩn dụ, hoán dụ Câu 52 Đoạn trích trên làm nổi bật đặc điểm nào của sông Hương? A. quyến rũ và hấp dẫn B. huyền bí và xa xôi C. gần gũi và bình dị D. bí ẩn và quyến rũ Câu 53 Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào? A. Phong cách ngôn ngữ khoa học B. Phong cách ngôn ngữ chính luận C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật D. Phong cách ngôn ngữ báo chí Câu 54 Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể văn nào? A. tản văn B. phóng sự C. tùy bút D. bút kí Câu 55 Đoạn trích thể hiện rõ đặc điểm nào trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với sông Hương? A. sự cảm nhận quen thuộc, gần gũi B. sự cảm nhận xa lạ, kì bí BẮT ĐẦU
C. sự khám phá kì bí, bất ngờ D. sự khám phá mới lạ, độc đáo Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một nguời Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Bảo rằng cách trở đò giang Không sang là chẳng đường sang đã đành Nhưng đây cách một đầu đình, Có xa xôi mấy mà tình xa xôi... Tương tư thức mấy đêm rồi, Biết cho ai biết, ai người biết cho! Bao giờ bến mới gặp đò ? Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? (Nguyễn Bính, Tương tư, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, 2014) Câu 56 Xác định biện pháp nghệ thuật trong câu thơ "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông"? A. So sánh, nhân hóa B. nhân hóa, liệt kê C. ẩn dụ, đảo ngữ D. hoán dụ, nhân hóa Câu 57 Ý nào nói đúng về đặc điểm chủ thể trữ tình của bài thơ A. là nhà thơ Nguyễn Bính - một con người đa tình và mộng mơ B. là nhà thơ Nguyễn Bính - môt con người đa tình và thủy chung C. là chàng trai thôn quê đang tương tư trong tình yêu D. là chàng trai thôn quê đang bế tắc trong tình yêu Câu 58 Từ nào trong những từ sau trong bài thơ không được dùng theo nghĩa đen: A. nhớ B. bệnh C. tương tư D. sang Câu 59 Đơn vị hành chính "thôn" ở làng quê tương đương với đơn vị hành chính nào sau đây? A. thành phố B. quận C. bản D. phường
Câu 60 Từ "khuê các" trong câu thơ "Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?" Chọn 1 câu trả lời đúng A. lả lơi, đong đưa B. hoang dại, tự do C. quý phái, sang trọng D. giản dị, mộc mạc Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65: Trong ấn tượng của chúng ta, trẻ em Mỹ rất độc lập, dũng cảm, tích cực, lạc quan, các em không chỉ rất tự tin mà còn có năng lực thực hành và tính sáng tạo vượt trội. Ban đêm các em dám ngủ một mình, khi ra ngoài, chúng không sợ sâu bọ hay côn trùng, cũng không sợ núi cao rừng sâu, các em có thể tự mình sửa chữa những món đồ chơi bị hỏng, thậm chí có thể tự kiếm tiền chi trả học phí... Khi chứng kiến những điều này, có thể bạn sẽ thốt lên làm thế nào mà cha mẹ Mỹ có thể giáo dục nên những đứa trẻ ưu tú đến thế? Thực ra, những phẩm chất này có mối liên hệ mật thiết với cách giáo dục trong gia đình người Mỹ. Ở Mỹ, cha mẹ không chỉ là bạn mà còn là người thầy tốt ở bên con trong suốt cuộc đời. Cha mẹ Mỹ biết lúc nào nên thể hiện sự quan tâm yêu thương với con, lúc nào nên buông tay để con dũng cảm tự lập. Trong các bộ phim, chúng ta vẫn được chứng kiến những hình ảnh xúc động đầy tình yêu thương khi cha mẹ người Mỹ cùng con vui chơi đón giáng sinh; cổ vũ, động viên con trong cuộc thi đấu bóng chày hay những giọt nước mắt hạnh phúc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của con. Nhưng chúng ta cũng có thể thấy hình ảnh các em từ lúc còn rất nhỏ đã biết tự mặc quần áo, đưa báo đến từng nhà khi trời còn chưa sáng, thậm chí khi đi ăn cùng với nôi nội cũng áp dụng cách thức chia đôi tiền ăn... Tất cả những điều nói trên là hiện thân cho phương pháp giáo dục độc đáo của người Mỹ. (Trần Hân, Phương pháp giáo dục con của người Mỹ, NXB Phụ nữ, 2017, tr.4) Câu 61 Theo đoạn trích, ý nào sau đây không phải là đặc điểm của trẻ em người Mỹ được nói đến trong đoạn trích? A. trẻ em Mỹ rất độc lập, dũng cảm, tích cực, lạc quan và tự tin B. trẻ em Mỹ có năng lực thực hành và tính sáng tạo vượt trội C. trẻ em Mỹ rất can đảm và không sợ thử thách D. trẻ em Mỹ có khả năng sửa chữa đồ đạc hư hỏng Câu 62 Ý nào sau đây không được nói đển trong đoạn trích? A. Cha mẹ người Mỹ rất quan tâm đến việc giáo dục con cái B. Trẻ em người Mỹ có thể tự kiếm tiền chi trả học phí C. Cha mẹ người Mỹ luôn quan tâm, yêu thương các con D. Phương pháp giáo dục con của người Mỹ rất độc đáo

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.