Content text 3. Xu hướng phân hóa trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam – Ts. Đinh Thế Hưng.pdf
1 XU HƯỚNG PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Đinh Thế Hưng Tóm tắt Tham luận này trình bày các lý thuyết về nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, lý giải tại sao luật hình sự cần tiếp tục xu hướng phân hóa trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó, tham luận đánh giá sự thể hiện của nó trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành. Tham luận đề xuất các kiến nghị khoa học nhằm tiếp tục tiếp tục thực hiện phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Trách nhiệm hình sự, phân hóa trách nhiệm hình sự, cá thể hóa trách nhiệm hình sự 1. Tổng quan lý thuyết về phân hóa trách nhiệm hình sự Xã hội nào cũng phải đối mặt với vấn đề tội phạm và “mọi xã hội đều có tội phạm tương ứng với nó”1 . Trước hiện tượng xã hội đặc biệt gây hại, đi ngược lại các giá trị của xã hội và cản trở sự phát triển của xã hội... là tội phạm, thái độ, sự phản ứng của các nhà nước có điểm chung là đều đặt ra và giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người phạm tội. Đây được coi là “tính tất yếu, tính không thoát khỏi trách nhiệm hình sự của người phạm tội và rõ ràng nó phù hợp với nguyên tắc công bằng”2 . Điều đó cho thấy, bàn vấn đề TNHS nói chung và phân hóa TNHS nói riêng phải luôn xuất phát từ vấn đề tội phạm. Nghiên cứu lịch sử luật hình sự cho thấy, cho dù có khúc quanh nhưng “lịch sử của luật hình sự gắn với xu hướng nhân đạo”3 . Trong thời gian tới đây vẫn là xu hướng mà nhân loại tiếp tục theo đuổi. Để thực hiện được tư tưởng nhân đạo trong luật hình sự, trước hết phải giải quyết được vấn đề công bằng trong việc quy định tội phạm, TNHS và việc áp Tiến sĩ, Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội. 1 Lacassagne, Alexandre, [Encyclopedia.com] (truy cập ngày 10/9/2024). 2 Võ Khánh Vinh (1994), Khái niệm hình phạt và hệ thống hình phạt, Chương tám trong sách Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự, Viện Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, tr. 215. 3 Nguyễn Huy Chiểu, Hình luật, Giáo trình dành cho cử nhân năm thứ 2, Khoa luật, Viện đại học Sài Gòn, niên khoá 1973-1974, tr.15.
2 dụng trên thực tiễn. Muốn có công bằng thì cần có những nguyên tắc bảo đảm thực hiện nó trong đó có nguyên tắc phân hóa TNHS. Có thể nói, quan hệ giữa nguyên tắc nhân đạo, công bằng và nguyên tắc phân hóa TNHS là quan hệ giữa “mục tiêu” và “phương tiện” 4 . Với logic đó, nhân đạo, công bằng là mục tiêu và phân hóa TNHS là phương tiện. Đến đây đã bước đầu giải đáp tại sao phân hóa TNHS tiếp tục là xu hướng của luật hình sự hiện đại. Như vậy, vấn đề thảo luận tiếp theo là nguyên tắc phân hóa TNHS là gì theo quan niệm thế giới và khoa học pháp lý Việt Nam? Trên bình diện thế giới, phân hóa TNHS là nguyên tắc được thừa nhận chung của pháp luật hình sự các nước trên thế giới. Trong hệ lý thuyết luật hình sự châu Âu lục địa và Anh- Mỹ nguyên tắc này được gọi là “Deserts just”. Xuất phát từ tiếng latin: “noxia poena par esto”- hình phạt phải bình đẳng. Thuật ngữ này cũng được từ điển giải thích là "Cái mà một người đáng phải nhận một cách tương xứng, đặc biệt là hình phạt hoặc kết quả bất lợi 5 hoặc Cốt lõi của lý thuyết của deserts Just là tính tương xứng6 hoặc Mức độ nghiêm khắc của hình phạt phải tương xứng với mức độ nghiêm trọng của sai lầm7 . Dưới góc độ lý luận, thuyết “just desserts” là một dạng của thuyết trừng phạt, một học thuyết xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX dựa trên nguyên tắc “lex talionis” (“luật trả thù”), bắt nguồn từ các tác phẩm của nhà triết học người Đức Immanuel Kant. Thuyết trừng phạt cho rằng khi một cá nhân phạm tội, hình phạt của anh ta phải tương đương với tội đã phạm. Kant lập luận rằng con người là những tác nhân tự do và lý trí, những người nhận ra rằng bất kỳ hành vi sai trái nào phạm phải cũng phải chịu hình phạt xứng đáng và bình đẳng từ nhà nước. Ông tin rằng việc nhà nước không trừng phạt hành vi sai trái này sẽ là một sự công nhận về hành vi sai trái8 . Lý thuyết này được các nhà hình sự học như Von Hirsch người Đức phát triển thêm coi nó như là nguyên tắc của luật hình sự 9 . Nó đòi hỏi Cơ quan lập pháp sẽ chịu trách nhiệm tạo ra một thang đo hình phạt đối với các 4 Ý này bắt nguồn từ quan điểm GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa trong tham luận, “Bộ luật hình sự - cơ sở pháp lý quan trọng của chống để phòng ngừa các tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế theo pháp luật Việt Nam, Trung Quốc và quốc tế, ĐH Luật- ĐH Huế, 2021, tr. 32. 5 Christine Ammer, Dictionary of Idioms, Houghton Mifflin Harcourt Publishing Company, 2003. 6 C.S. LEwts (1970), The Humanitarian Theory of Punishment, in GOD IN TEa DO K 287, tr. 287. 7 David A. Starkweather, “The Retributive Theory of "Just Deserts" and Victim Participation in Plea Bargaining”, Indiana Law Journal, Vol. 67: Iss. 3, Article 9., tr. 857. 8 Susan Easton & Christine Piper, Derterming Just Desert, Oxford Academic December 2022, tr. 73-112 [https://doi.org/10.1093/oso/9780192863294.003.0003] (truy cập ngày 9/10/2024). 9 Andrew von Hirsch, The "Desert" Model for Sentencing: Its Influence, Prospects, and Alternatives, Vol. 74, No. 2, Punishment: The US Record (SUMMER 2007), The Johns Hopkins University Press, tr. 413-434.
3 hành vi phạm tội cụ thể, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ liên quan đến hành vi phạm tội và hồ sơ hình sự trước đây của người phạm tội. Người vi phạm lần đầu sẽ bị xử lý giảm hình phạt, còn người tái phạm sẽ bị phạt nặng hơn. Các logic của chính sách như vậy là những người tái phạm được coi là đáng trách hơn10 hơn người phạm tội lần đầu. Đây chính là cơ sở để giải thích sự đa dạng của các tội phạm cụ thể và đa dạng của các hình phạt trong hình luật của quốc gia trên thế giới hoặc thể hiện trong án lệ của luật hình sự Hoa Kỳ. Ở Hoa kỳ đã có tranh luận nội dung: “he is to be amerced according to the magnitude of the offence”- anh ta sẽ bình trừng phạt tùy theo mức độ vi phạm” trong vụ án nổi tiếng Timbs v. Indiana liên quan đến hình phạt vượt quá mức đối với bị cáo. Theo đó, Tyson Timbs đã nhận tội tại tòa án bang Indiana về việc buôn bán chất cấm và âm mưu phạm tội trộm cắp. Vào thời điểm sau khi bắt giữ Timbs, cảnh sát đã thu giữ một chiếc Land Rover SUV mà Timbs đã mua với giá 42.000 USD bằng số tiền anh ta nhận được từ hợp đồng bảo hiểm khi cha anh qua đời. Nhà nước đã yêu cầu tịch thu dân sự chiếc xe của Timbs với cáo buộc rằng chiếc SUV đã được sử dụng để vận chuyển heroin. Nhận thấy rằng Timbs gần đây đã mua chiếc xe này với giá hơn gấp bốn lần số tiền phạt tối đa $10.000. Tòa án xác định việc tịch thu chiếc xe sẽ hoàn toàn không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội của Timbs, và do đó vi hiến theo Điều khoản về các khoản tiền phạt quá mức của Tu chính án thứ tám11 . Tu chính án thứ 8 của Hoa Kỳ quy định: Không được yêu cầu tiền bảo lãnh quá mức, không được áp dụng tiền phạt quá mức, không được áp dụng hình phạt tàn ác và bất thường12 . Tuy xuất phát từ “luật trả thù” hay thuyết trừng phạt, nhưng cho đến ngày nay dưới sự tác động của các tư tưởng nhân văn, nhân đạo của luật hình sự, nguyên tắc “deserts juts” đã được phát triển và chứa đựng trong nó yếu tố nhân văn và tiến bộ của luật hình sự hiện đại, với ý nghĩa đảm bảo cho hình phạt công bằng, nhân đạo hơn. Bên cạnh nguyên tắc “Deserts Just” ở các nước châu Âu lục địa còn hiện diện nguyên tắc cá thể hóa TNHS (the individualization of punishment) được cho rằng tồn tại độc lập nhưng có liên quan chặt chẽ đến phân hóa TNHS. Như vậy, trong lý thuyết đã có sự phân biệt giữa phân hóa TNHS và cá thể hóa TNHS. Theo đó, phân hóa TNHS là việc 10 John J. Sloan III, J. Langly Miller, Just Deserts, The Severity Of Punishment And Judicial Sentencing Decisions, Criminal Justice Policy Review, March 1990 DOI: 10.1177/088740349000400102, tr.4. 11 See United States v. Detroit Timber & Lumber Co., 200 U. S. 321, 337. 12 United States Government Printing Office, Eighth amendment - Further guarantees in criminal cases contents.
4 của lập pháp còn cá thể hóa TNHS là công việc của áp dụng luật hình sự của các Tòa án. Bởi lẽ, mặc dù luật hình sự có lý do chính đáng để áp đặt một tiêu chuẩn khách quan trọng việc đánh giá trách nhiệm pháp lý nhưng nó cũng phải cá thể hóa một phần tiêu chuẩn đó trong nhiều trường hợp khác nhau nếu muốn thực sự thực thi công lý13 . Đối lập với cá thể hóa TNHS là “tiêu chuẩn khách quan”- (the objective standard) 14 được giải thích là trạng thái người phạm tội không có dấu hiệu cho thấy sự khác biệt về trường hợp phạm tội của họ như giới tính, tình trạng tinh thần, tuổi... Nếu thiếu quá trình cá thể hóa TNHS (cụ thể hóa các tiêu chuẩn khách quan của luật hình sự) bằng hoạt động xét xử của tòa án thì hình phạt sẽ không đảm bảo được công bằng. Bên cạnh đó, trong quá trình phân hóa, cá thể hóa TNHS, một vấn đề đặc biệt cần được xác định là mục đích của hình phạt. Thẩm phán được yêu cầu phải đánh giá mục đích của việc áp dụng hình phạt trong quá trình cá thể hóa TNHS15 . Bởi lẽ chuẩn cuối cùng để đánh giá mọi vấn đề của luật hình sự trong đó có phân hóa TNHS và cá thể hóa TNHS chính là có đạt được mục đích mà luật hình sự của quốc gia đó đang theo đuổi hay không? Trong khuôn khổ tham luận này chúng tôi không có điều kiện bàn sâu về lý thuyết cá thể hóa TNHS và phân hóa TNHS nhưng vấn đề tiếp theo phải cần thảo luận là vấn đề để phân hóa, cá thể hóa TNHS cần dựa trên tiêu chuẩn nào để đảm bảo có một hình phạt tương xứng? Lý thuyết để giải quyết vấn đề của nguyên tắc phân hóa, cá thể hóa TNHS ở nước ngoài là lý thuyết cân xứng. Một lý thuyết liên quan đến vấn đề quan trọng của nhà nước pháp quyền là hạn chế quyền con người mà hình phạt và TNHS là một trong những hình thức của nó đó là lý thuyết “cân xứng”. Đây còn gọi là nguyên tắc cân xứng (proportionality) và cần thiết (necessity test) 16 13 Robinson, Paul H. and Holcomb (2002),"Individualizing Criminal Law’s Justice Judgments: Shortcomings in the Doctrines of Culpability, Mitigation, and Excuse" University of Pennsylvania Carey Law School, Penn Carey Law: Legal Scholarship Repository [https://scholarship.law.upenn.edu/faculty_scholarship/2520] (truy cập ngày 10/9/2024). 14 Robinson, Paul H. and Holcomb, Lindsay, tlđd, tr.4. 15 Călin Berar, The individualization of punishment according to the new criminal code, (international conference "recent advances in economic and social research", 13-14 mai 2015, bucurești)," institute for economic forecasting conference proceedings 151203, institute for economic forecasting. 16 Johannes Chan (2007), “Basic Law and Constitutional Review: The First Decade”, 37 Hong Kong Law Journal 407, tr. 423-424.