Content text 13. Liên trường Nghệ An (Mã 502) (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx
A. Đường B. B. Đường D. C. Đường A. D. Đường C. Câu 10: Thành tựu nào sau đây là của phương pháp lai hữu tính ở thực vật? A. Giống dưa hấu tam bội không hạt, hàm lượng đường cao. B. Giống gà Đông Tảo ở Hưng Yên có kích thước cơ thể lớn, chân thô, da đỏ. C. Giống lúa gạo vàng chuyển gene tổng hợp - carotene. D. Giống lúa ST25 đạt 6,5 – 7 tấn/ha, gạo dẻo, thơm, ngon. Câu 11: Hình sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc NST nào? A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 12: Allele B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nucleotide ở giữa vùng mã hóa của gene tạo thành allele b làm cho codon 5’UGG3’ trên mRNA được phiên mã từ allele B thành codon 5’UGA3’ trên mRNA được phiên mã từ allele b. Nhận định nào sau đây đúng? A. Chuỗi polypeptide do allele B tổng hợp khác với chuỗi polypeptide do allele b tổng hợp 1 amino acid. B. Allele B nhiều hơn allele b một liên kết hydrogen. C. Đột biến làm thay đổi chức năng protein nên biểu hiện ngay thành kiểu hình ở cơ thể mang đột biến. D. Chuỗi polypeptide do allele B tổng hợp ngắn hơn chuỗi polypeptide do allele b tổng hợp.
Câu 13: Nếu khoảng cách giữa 2 gene A và B trên 1 NST là 17 cM thì tần số hoán vị gene là A. 17%. B. 8,5%. C. 34%. D. 18%. Câu 14: Loài động vật nào sau đây giới cái có cặp NST giới tính ZW? A. Châu chấu. B. Ong. C. Gà. D. Ruồi giấm. Câu 15: Hình sau mô tả quá trình phân bào của 3 tế bào. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cả 3 tế bào đều là tế bào sinh dưỡng. B. Kết thúc phân bào, tế bào 1 tạo hai tế bào con có bộ NST 2n = 4. C. Tế bào 1, 2 thuộc cùng một cơ thể. D. Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân I. Câu 16: Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) gene quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Nếu lấy hạt phấn của cây lá xanh thụ phấn cho cây lá trắng thì đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 100% cây lá xanh. B. 1 cây lá xanh : 1 cây lá trắng. C. 3 cây lá xanh : 1 cây lá trắng. D. 100% cây lá trắng. Dùng thông tin sau để trả lời cho 2 câu hỏi tiếp theo Ở người, bệnh galactosemia là bệnh rối loạn chuyển hóa do đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể thường gây thiếu hụt enzyme trong con đường chuyển hóa galactose thành UDP - glucose. Khi trong kiểu gene có đủ các allele trội A, B, C mã hóa các enzyme tương ứng A, B, C quy định kiểu hình bình thường, các kiểu gene còn lại quy định bệnh galactosemia. Con đường chuyển hóa galactose được mô tả ở hình sau: Câu 17: Bệnh galactosemia di truyền theo quy luật A. tương tác gene. B. phân li độc lập. C. hoán vị gene. D. liên kết giới tính. Câu 18: Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con mắc bệnh galactosemia?