Content text 3419.BPGD - MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHƠI DẬY HỨNG THÚ VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 PHÂN MÔN SINH HỌC.pdf
1 PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG THCS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ngày tháng năm 2024 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY CỦA CÁ NHÂN . 1. Họ và tên ............................................................................. 2. Chủ nhiệm lớp: .............................................................................. 3. Tổ chuyên môn:....................................... 4. Tên biện pháp: “Một số phương pháp khơi dậy hứng thú học tập và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 phân môn Sinh học”. Nội dung các biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy gồm có: 1. Lý do chọn giải pháp Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, định hướng giáo dục tập trung vào việc “đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp thi và kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống lịch sử, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, và ý thức trách nhiệm xã hội.” Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chủ trương này được tiếp tục khẳng định với mục tiêu: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển đổi mạnh mẽ từ việc truyền đạt kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, kết hợp học với hành, lý luận với thực tiễn. Giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội." Trong đó, một trong những sự đổi mới quan trọng là việc thay đổi phương pháp giảng dạy, chuyển từ phương pháp truyền đạt thụ động sang phương pháp tích cực, kích thích học sinh tham gia vào quá trình học tập và giải quyết vấn đề. Giáo viên không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ động khám phá, tìm kiếm giải pháp cho các tình huống thực tiễn. Điều này đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, đàm thoại, hoạt động nhóm, nêu vấn đề và tiến hành thí nghiệm, cùng với đó là đưa những thông tin thực tiễn, trò chơi hay các dự án học tập vào giảng dạy, giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn rèn luyện khả năng tư duy phản biện, tự học và giải quyết vấn đề. Là một giáo viên, tôi luôn tâm niệm rằng mục tiêu quan trọng nhất của dạy học là không chỉ đào tạo học sinh có kiến thức tốt mà còn phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề. Qua quan sát và kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy một số
2 đồng nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, dẫn đến việc học sinh thiếu hứng thú và chưa phát huy được tối đa năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là trong phân môn Sinh học. Những bài học nặng về lý thuyết, trừu tượng khiến học sinh không chỉ khó tiếp thu mà còn thiếu sự gắn kết với thực tiễn, làm giảm khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Trong bối cảnh yêu cầu đổi mới giáo dục, việc trang bị cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ giúp các em tự chủ trong học tập mà còn hình thành tư duy phản biện và khả năng đối mặt với các thách thức trong cuộc sống. Chính vì lý do đó, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Một số phương pháp khơi dậy hứng thú học tập và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 phân môn Sinh học.” 2. Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là ở các môn khoa học tự nhiên. Theo hướng tiếp cận hiện đại, việc giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức đơn thuần mà còn tập trung vào phát triển kỹ năng thực hành và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Tuy nhiên, quá trình này vẫn đang diễn ra chậm ở một số trường và địa phương. Một số giáo viên vẫn giữ lối dạy học truyền thống, chủ yếu dựa trên việc truyền đạt thông tin mà chưa khuyến khích học sinh tự khám phá và phát triển năng lực tư duy độc lập. Cùng với đó, nhiều học sinh vẫn chưa thực sự hứng thú với các môn học Khoa học Tự nhiên. Nhiều bài học lý thuyết khô khan và trừu tượng làm cho học sinh cảm thấy khó tiếp thu và không thấy được mối liên hệ giữa kiến thức học trong lớp và cuộc sống thực tế. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh, vì khi không có sự kết nối với thực tiễn, học sinh thiếu động lực để tìm hiểu và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Dù có chủ trương đổi mới, thực tế cho thấy khả năng tiếp cận các phương pháp giảng dạy tích cực và hiện đại của giáo viên không đồng đều. Ở nhiều trường học, giáo viên chưa được đào tạo đầy đủ về cách thức tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, như thảo luận nhóm, thí nghiệm thực hành, hay giải quyết vấn đề qua tình huống thực tế. Điều này làm hạn chế khả năng khơi dậy hứng thú học tập cũng như phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh, đặc biệt trong phân môn Sinh học. Việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ cần thay đổi từ phía giáo viên mà còn cần sự hỗ trợ từ cơ sở vật chất và điều kiện học tập của học sinh. Một trong những vấn đề nổi bật trong giáo dục môn Khoa học tự nhiên là sự thiếu kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Mặc dù chương trình học đã có những cải tiến, nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh liên hệ kiến thức với cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt trong phân môn Sinh học, nhiều nội dung học vẫn mang tính lý thuyết, thiếu những hoạt động thực hành hay thí nghiệm thực tế để kích thích tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Chính điều này khiến học sinh dễ rơi vào tình
3 trạng học vẹt, học để thi mà không phát triển được kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Tại trường THCS Đồng Nai, nơi tôi đang công tác, sau khi tìm hiểu tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau đây: - Thuận lợi: Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường đã có một số chuyển biến tích cực. Trong mỗi tiết dạy, giáo viên đã quan tâm đến việc chuyển từ học tập một chiều, thụ động sang học tập chủ động, chú trọng năng lực thực hành cho học sinh. Các hình thức dạy học tích cực đã được vận dụng làm cho việc học tập học sinh trở nên hứng thú hơn. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin được áp dụng vào quá trình dạy học, việc học của học sinh thuận lợi rất nhiều, tạo điều kiện để học sinh có thể tự mình khám phá tri thức mới theo nhiều cách khác nhau chứ không phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên. - Khó khăn: Năng lực của học sinh trong việc tiếp cận với chương trình đổi mới phương pháp dạy học không đồng đều, một số giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy do chưa quan tâm đến quá trình đổi mới, cải cách của Bộ giáo dục. Phương pháp dạy học của nhiều giáo viên còn thiếu sáng tạo, gượng ép. Nhiều giáo viên chỉ chú trọng việc rèn luyện các dạng bài tập để luyện thi đại học, học sinh học để vượt qua các kì thi. Nhiều kiến thức thực tiễn bị lãng quên mà không được áp dụng ngoài thực tiễn. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kí thuật, trong công cuộc thực hiện cuộc cách mạng 4.0 chúng ta cần nhìn nhận lại cách truyền thụ kiến thức cho học sinh. Quá trình hình thành năng lực chính là quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Quá trình bồi dưỡng giáo dục năng lực là quá trình tác động sư phạm của nhà giáo một cách đúng quy luật, đảm bảo tính khoa học và mang tính thực tiễn. Chính vì vậy đầu năm học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành khảo sát 64 em học sinh lớp 8 ở trường THCS Đồng Nai (lớp 8A4 và 8A5) về sự hứng thú, cách thức học và nội dung phương pháp học môn Khoa học tự nhiên: Bảng 1. Kết quả khảo sát của học sinh với môn Khoa học tự nhiên Câu Nội dung Kết quả Số lượng Tỉ lệ % 1 Sự hứng thú học Khoa học tự nhiên của em thuộc mức nào? Rất thích 4 6,25 Thích 11 17,19 Bình thường 30 46,88 Không thích 19 29,69 2 Em thích học môn Khoa học tự nhiên vì: Môn KHTN là một trong những môn thi vào các trường ĐH, CĐ 12 18,75 Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu 25 39,06 Kiến thức dễ nắm bắt 12 18,75 Kiến thức gắn thực tế nhiều 15 23,44 3 Trong giờ học môn Khoa học tự nhiên em thích được học như thế nào?
4 Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến, thảo luận và làm việc 21 32,81 Nghe giảng và ghi chép một cách thụ động 11 17,19 Được làm các thí nghiệm thực hành để hiểu sâu sắc vấn đề về khoa học tự nhiên 13 20,31 Làm các bài tập nhiều để ôn thi học kỳ 19 29,69 4 Nội dung dạy học của giáo viên mà em mong muốn là gì? Không cần thí nghiệm thực hành nhiều 16 25,00 Tăng cường học lí thuyết và giải bài tập tính toán gắn với các kỳ thi 29 45,31 Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức đã học để đưa kiến thức vào thực tiễn, tăng cường phần thực hành. 19 29,69 Kết quả khảo sát cho thấy số lượng học sinh yêu thích và thích phân môn Khoa học tự nhiên rất thấp chỉ chiếm 6,25% và 17,19%; các em thích học vì môn học là do giáo viên dạy, do là môn thi đại học và kiến thức gắn với thực tiễn. Các em cũng rất chú trọng các nội dung dạy học gắn với các kì thi chiếm 45,31%. Rõ ràng qua phân tích thì các em vẫn chủ yếu học theo lối truyền thống nặng về thi cử đối phó, do vậy mà các em ít có yếu tố đam mê nghiên cứu và thực sự yêu thích là rất ít, kĩ năng thực hành rất hạn chế và là nguyên nhân năng lực làm việc hạn chế sau khi ra trường, đặc biệt là trong thời đại 4.0 với kỉ nguyên của thế giới phẳng thì khả năng đáp ứng đầu ra sau khi ra trường lại càng rất khó khăn. 3. Các biện pháp nâng cao chất lượng Giải pháp 1. Xây dựng các câu hỏi có nội dung thực tiễn vào trong bài học Các câu hỏi có thể được thể hiện trong các hoạt động dạy học khác nhau như nghiên cứu xây dựng kiến thức mới; củng cố, vận dụng kiến thức; ôn tập; hoặc kiểm tra đánh giá... Trong đó, có thể có các loại yêu cầu như: + Yêu cầu học sinh phải nhận biết kiến thức có liên quan và sử dụng để giải thích sự vật hiện tượng. + Yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức để đưa ra một phương án giải quyết, cách làm đáp ứng được yêu cầu đề ra... Ưu điểm của các câu hỏi này là khi học sinh được đặt trước những câu hỏi thực tiễn, liên quan đến đời sống hàng ngày, các em sẽ tò mò và hứng thú hơn với việc tìm hiểu kiến thức. Việc giải quyết các vấn đề thực tế giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của khoa học và ứng dụng của nó trong cuộc sống. Để trả lời các câu hỏi thực tiễn, học sinh cần phải phân tích thông tin, đánh giá các lựa chọn và đưa ra giải pháp phù hợp. Quá trình này giúp học sinh rèn luyện tư duy phản biện, logic và khả năng giải quyết vấn đề.