Content text Bài 11. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN.doc
Trang 1 BÀI 11: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN Mục tiêu Kiến thức + Nêu được khái niệm di truyền liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân. + Trình bày được cơ chế và đặc điểm của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân. + Viết được cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền chéo, di truyền thẳng và cơ sở di truyền của hiện tượng di truyền ngoài nhân. + Trình bày được dấu hiệu nhận biết các quy luật di truyền liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân. + Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải một số bài tập di truyền liên kết với giới tính. Kĩ năng + Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa – hệ thống hóa. + Đọc tài liệu, quan sát tranh hình, xử lý thông tin. + Tính toán.
Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Di truyền liên kết với giới tính 1.1. Khái quát về NST giới tính 1.1.1. Khái niệm NST giới tính - Là NST vừa mang gen quy định giới tính vừa mang gen quy định các tính trạng thường liên kết với giới tính. - Gồm 2 loại, NST X và NST Y. + Trong tế bào lưỡng bội (2n) chỉ có 1 cặp NST giới tính khác nhau ở 2 giới đực và cái. + NST giới tính X hình que, kích thước lớn chứa nhiều gen; NST Y hình móc, kích thước nhỏ chứa ít gen. 1.1.2. Cặp NST XY, có 3 vùng - Vùng không tương đồng trên X: mang gen đặc hiệu cho X → Gen chỉ tồn tại trên Y, không có alen tương ứng trên Y. - Vùng không tương đồng trên Y: mang gen đặc hiệu cho Y → Gen chỉ tồn tại trên Y, không có alen tương ứng trên X. - Vùng không tương đồng XY: gen tồn tại trên X và trên Y thành cặp alen → Gen tồn tại thành cặp alen. Kết luận: nhờ có vùng tương đồng XY mà 2 NST X và NST Y mặc dù khác nhau nhưng vẫn tồn tại thành cặp. 1.1.3. Cơ chế xác định giới tính và di truyền giới tính a. Các kiểu cặp NST giới tính Kiểu Loài sinh vật Cặp NST Đực Cái XX – YY Người, thú, ruồi giấm,… XY XX Tằm, cá, chim, bò sát. XX XY XX – XO Bọ xít, châu chấu, rệp. XO XX Bọ nhậy. XX XO b. Cơ chế xác định giới tính Kết luận: Giới tính là tính trạng do gen quy định nên có khả năng di truyền. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính là cơ sở tế bào học của cơ chế hình thành giới tính cho thế hệ sau. Tuy nhiên, giới tính của loài được hình thành còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường trong (hoocmôn) và ngoài (lí, hóa, sinh) cơ thể. c. Nội dung di truyền giới tính Kết luận: tỉ lệ đực cái ở mỗi loài hữu tính luôn 1:1 . 1.2. Di truyền liên kết giới tính 1.2.1. Khái niệm Di truyền liên kết với giới tính là sự di truyền của tính trạng thường nhưng gen quy định nó nằm trên NST giới tính 1.2.2. Di truyền chéo a. Nội dung: Là hiện tượng di truyền của tính trạng do gen lặn trên NST X không có alen trên Y quy định. Gen quy định tính trạng lặn di truyền từ bố cho con gái rồi cho cháu trai và biểu hiện thành kiểu hình. Biểu hiện kiểu hình: con đực mang kiểu hình của mẹ, con cái mang kiểu hình của bố. b. Đặc điểm:
Trang 3 Kết quả lai thuận khác kết quả lai nghịch. Kiểu hình lặn xuất hiện chủ yếu ở giới dị giao tử. c. Ý nghĩa: là cơ sở để sớm xác định giới tính cho sinh vật. d. Dấu hiệu nhận biết: Cặp gen 2 alen tồn tại trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y → Loài có 5 kiểu gen. Kết quả lai thuận khác kết quả lai nghịch → Kiểu hình lặn xuất hiện chủ yếu ở giới dị giao tử. Có hiện tượng di truyền chéo: con cái biểu hiện kiểu hình của bố; con đực biểu hiện kiểu hình của bố; con đực biểu hiện kiểu hình của mẹ. 1.2.3. Di truyền thẳng a. Nội dung: là hiện tượng di truyền của tính trạng do gen tồn tại trên NST Y không có alen tương ứng trên NST X → Tính trạng được di truyền trong một giới dị giao tử. b. Đặc điểm Không có lai thuận nghịch. Kiểu hình chỉ được biểu hiện ở một giới dị giao tử. 2. Di truyền qua tế bào chất 2.1. Khái niệm Là sự di truyền của các tính trạng do gen tồn tại ở tế bào chất (lục lạp hoặc ti thể) quy định. 2.2. Đặc điểm Con lai luôn mang kiểu hình của mẹ → Kết quả lai thuận khác lai nghịch. Các tính trạng di truyền theo dòng mẹ không tuân theo quy luật di truyền chặt chẽ như di truyền trong nhân. Các tính trạng do gen tế bào chất quy định vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào hợp tử. Câu hỏi hệ thống kiến thức: Phân biệt giới đồng giao tử với giới dị giao tử - Giới đồng giao tử: + Kiểu gen XX. + Giảm phân cho 1 loại giao tử X. - Giới dị giao tử: + Kiểu gen XY. + Giảm phân cho 2 loại giao tử X và Y. Tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài 1:1 , vì: - Giới dị giao tử khi giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1. - Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử. Loài có cặp NST XO không gọi là thể đột biến vì quá trình giảm phân diễn ra bình thường không xảy ra đột biến - Ở người XO – thể đột biến. - Châu chấu XO – thể bình thường. Phép lai thuận nghịch dùng để xác định vị trí của gen. Nếu: + Kết quả lai thuận giống lai nghịch → Gen quy định nằm trên NST thường. + Kết quả lai thuận ≠ nghịch và tỉ lệ kiểu hình ở ♂ ≠ ♀: Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở giới dị giao → Gen quy định nằm ở NST X, không có alen trên Y. Tính trạng chỉ xuất hiện ở giới dị giao tử → Gen quy định nằm ở NST Y, không có alen trên X. Kết quả lai thuận ≠ lai nghịch, con lai luôn giống mẹ → Gen quy định nằm ở tế bào chất. Tiêu chí Gen trong nhân Gen tế bào chất Giống nhau Đều phân bố trên phân tử ADN; có khả năng tự sao, phiên mã; có khả năng đột biến. Khác nhau + ADN dạng xoắn kép, thẳng, liên kết với prôtêin. + Tồn tại trên NST. + ADN dạng xoắn kép, vòng, trần. + Tồn tại ở ti thể, lục lạp.
Trang 4 Tồn tại thành cặp alen (trừ gen trên Y) → phân li đồng đều trong phân bào Không tồn tại thành từng cặp alen → không phân li đồng đều trong phân bào. Hàm lượng nhiều. Hàm lượng thấp: mỗi gen có nhiều alen. Nhân đôi một lần trong 1 lần phân bào Nhân đôi độc lập với ADN nhân. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Câu hỏi lí thuyết cơ bản Phương pháp giải Để làm được dạng câu hỏi lí thuyết cơ bản này, phải phát biểu/trình bày/mô tả được: NST giới tính. Thế nào là di truyền liên kết giới tính. Nội dung, đặc điểm, cơ sở tế bào học của di truyền chéo, di truyền thẳng. Đặc điểm của gen ngoài nhân. Sự di truyền của các tính trạng do gen tế bào chất quy định. Ví dụ mẫu