Content text BÀI 15. TÁC DỤNG CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT NHÚNG TRONG NÓ - HS.docx
BÀI 15. TÁC DỤNG CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT NHÚNG TRONG NÓ I. Lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó Định luật Archimedes: Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên (lực đẩy Ácimet), có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chỗ. Hình. Lực đẩy Archimedes – Công thức: F A = d.V Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m 3 ). V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m 3 ). F A là lực đẩy Archimedes (N). – Lưu ý: V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng chính là thể tích phần chìm của vật chứ không phải là thể tích của vật. Muốn tính thể tích phần chìm của vật có nhiều trường hợp: + Nếu cho biết V nổi thì V chìm = V vật - V nổi + Nếu cho biết chiều cao h phần chìm của vật (có hình dạng đặc biệt) thì V chìm = S đáy .h + Nếu cho biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng thì V chìm = V vật II. Điều kiện định tính để một vật nổi hay chìm trong một chất lỏng Vật nổi lên khi d vật < d chất lỏng Vật lơ lửng khi d vật = d chất lỏng Vật chìm xuống khi d vật > d chất lỏng
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì A. khối lượng của tảng đá thay đổi. B. khối lượng của nước thay đổi. C. lực đẩy của nước. D. lực đẩy của tảng đá. Câu 2. Công thức tính lực đẩy Archimedes là A. F A = D + V. B. F A = P vật. C. F A = d. V. D. F A = d.h. Câu 3. Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố A. trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 4. Lực đẩy Archimedes A. luôn cùng chiều với trọng lực. B. tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. C. có điểm đặt ở vật. D. luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật. Câu 5. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Archimedes có cường độ A. nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. lớn hơn trọng lượng của vật. C. bằng trọng lượng của vật. D. nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật. Câu 6. Khi một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. Câu 7. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng A. trọng lượng của vật. B. trọng lượng của chất lỏng.
C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng. Câu 8. Cho phát biểu: Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên nó …(1)…, áp suất nước tác dụng lên nó …(2)…. Cụm từ (1), (2) lầ lượt là A. (1) không đổi, (2) càng tăng. B. (1) càng giảm, (2) càng tăng. C. (1) càng tăng, (2) càng tăng. D. (1) không đổi, (2) không đổi. Câu 9. Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn? Vì sao? A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước. B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D. Lực đẩy Archimedes tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau. Câu 10. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2 300 kg/m 3 ), nhôm (có khối lượng riêng là 2 700 kg/m 3 ), sắt (có khối lượng riêng là 7 800 kg/m 3 ) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất. B. ba vật như nhau. C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất. D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất. Câu 11. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2 300 kg/m 3 ), nhôm (có khối lượng riêng là 2 700 kg/m 3 ), sắt (có khối lượng riêng là 7 800 kg/m 3 ) có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất. B. ba vật như nhau. C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất. D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất. Câu 12. Hai hòn bi sắt và bị chì có trọng lượng bằng nhau, được treo vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai hòn bi đó đồng thời vào hai bình nước. Hiện tượng nào dưới đây đúng? A. Cân treo vẫn thăng bằng. B. Cân treo lệch về phía bị sắt. C. Cần treo lệch về phía bị chì. D. Lúc đầu cân lệch về phía bị chì, sau đó cân thăng bằng và cuối cùng lệch về phía hòn bi sắt. Câu 13. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của