PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text KHBD KHTN 9 KNTT.docx

KHBD KHTN 9 KẾT NỐI TRI THỨC BÀI 1. NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ, HOÁ CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC (Thời lượng 3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Tên một số dụng cụ thí nghiệm và chức năng sử dụng; các lưu ý khi sử dụng các dụng cụ và cách bảo quản chúng. – Các hoá chất cơ bản trong phòng thí nghiệm; cách bảo quản và sử dụng chúng. – Cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học: 1. Tiêu đề; 2. Tóm tắt; 3. Giới thiệu; 4. Phương pháp; 5. Kết quả; 6. Thảo luận; 7. Kết luận; 8. Tài liệu tham khảo. 2. Năng lực 2.1. Năng lực khoa học tự nhiên – Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9. – Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học. 2.2. Năng lực chung – Tích cực thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động tìm hiểu về một số dụng cụ và cách sử dụng. – Chủ động nêu ý kiến thảo luận để đề xuất dụng cụ, hoá chất sử dụng và quy trình thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid hoặc base. – Hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid, base. – Chủ động tìm hiểu kiến thức về các dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9 trong SGK. 3. Phẩm chất – Có trách nhiệm trong việc tìm hiểu về cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và chia sẻ các nội dung tìm hiểu được với các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Các hình ảnh: (1) một số dụng cụ thí nghiệm như ống thí nghiệm, lọ đựng hoá chất,...(2) không gian phòng thí nghiệm, (3) biển cảnh báo an toàn trong phòng thí nghiệm. – Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS: 2 ống nghiệm hoặc cốc thuỷ tinh, giấy pH hoặc bộ que thử pH, 1 bình xịt nước, 1 ống pipet, 1 ống chia, dụng cụ trộn và đựng dung dịch, acid axetic hoặc acid clohidric loãng, dung dịch nước xút (NaOH) hoặc dung dịch ammoniac (NH₃). III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu – Nêu được cách lựa chọn hoá chất và dụng cụ phù hợp khi tiến hành các thí nghiệm. b) Tiến trình thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV thực hiện: + Chia nhóm HS: 4 HS/nhóm. + Chiếu hình ảnh (1), (2), (3) và yêu cầu HS quan sát. + Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong phần mở đầu trong SGK. – Câu trả lời của HS: Để lựa chọn được dụng cụ và hoá chất phù hợp và an toàn, người tiến hành cần: + Xác định rõ mục đích của thí nghiệm. + Có hiểu biết rõ ràng về công dụng của từng dụng cụ thí nghiệm, tính chất của từng loại hoá chất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thực hiện: + Tập hợp nhóm theo phân công. + Quan sát hình ảnh. + Thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Đại diện 02 nhóm trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài mới. GV có thể dẫn dắt: tiến hành các thí nghiệm là một hoạt động quan trọng kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Các dụng cụ thí nghiệm, hoá chất được lựa chọn như thế nào? Kết quả thí nghiệm được trình bày ra sao để đảm bảo tính khoa học? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi đó. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức2.1. Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng
a) Mục tiêu – Nhận biết được một số dụng cụ sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.– Chủ động tìm hiểu kiến thức về các dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9 trong SGK. – Tích cực thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động tìm hiểu về một số dụng cụ và cách sử dụng. – Có trách nhiệm trong việc tìm hiểu về cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và chia sẻ các nội dung tìm hiểu được với các thành viên trong nhóm. b) Tiến trình thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ –GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, thực hiện: Vòng 1: Nhóm chuyên gia + Chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia. + Yêu cầu HS đọc mục I trong SGK/tr.6 và thực hiện: Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm quang học. Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm điện từ. Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất. Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể. Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép + Hướng dẫn HS hình thành nhóm mới: mỗi nhóm mới gồm 4 thành viên, mỗi thành viên đến từ 1 nhóm chuyên gia. + Yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ đầy đủ các thông tin tìm hiểu được từ vòng chuyên gia cho các thành viên còn lại của nhóm. + Yêu cầu HS các nhóm thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ: (1) Đề xuất cách tạo ra tia sáng, chùm sáng dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. (2) Quan sát điện kế trong Hình 1.4–SGK/tr.7, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo. (3) Trả lời các câu hỏi: – Đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm. – Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhóm mảnh ghép: (1) Thực hiện theo các bước: + Khoét 1 lỗ nhỏ trên tấm bìa để tạo tấm chắn sáng. + Dùng 1 tấm bìa để làm màn hứng. + Chiếu ánh sáng từ đèn dây tóc vào tấm bìa có khoét một lỗ nhỏ. + Đặt màn hứng đặt phía sau và vuông góc với tấm bìa có khoét lỗ nhỏ sao cho vệt sáng đi ra từ lỗ nhỏ đi là là mặt màn hứng. Vệt sáng hẹp, thẳng trên màn hứng được coi là tia sáng. (2) Vạch 0 nằm giữa thang đo vì: + Điện kế có thể phát
1. Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng? 2. Khi sử dụng các dụng cụ thuỷ tinh để thực hiện các thí nghiệm ở nhiệt độ cao, tại sao phải dùng lưới tản nhiệt? hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện này có thể làm cho kim điện kế lệch sang phải hoặc sang trái. + Giá trị điện kế chỉ có thể là âm hoặc dương nên vạch số 0 nằm giữa thang đo thuận lợi cho việc quan sát, đọc số liệu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thực hiện: Vòng 1: Nhóm Chuyên gia + Tập hợp nhóm chuyên gia theo phân công của GV, làm việc cá nhân, đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ được giao. Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép + Tập hợp nhóm mới theo hướng dẫn của GV. + Chia sẻ các thông tin tìm hiểu được khi hoạt động nhóm chuyên gia với các thành viên trong nhóm. + Thảo luận với các thành viên trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ (1), (2) và (3). – GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn và hỗ trợ (nếu cần). (3) Các câu trả lời: 1. + Phễu dùng để rót chất lỏng hoặc dùng để lọc; + Phễu chiết dùng để tách chất theo phương pháp chiết. + Bình cầu dùng để đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, đun nóng, chưng cất. + Lưu ý khi sử dụng: Không được cho các dung dịch kiềm, axit đậm đặc vào những loại phễu, bình thuỷ tinh mỏng. Với phễu thuỷ tinh, khi dùng phải đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên các dụng cụ để hứng như: chai, lọ, bình tam giác, bình cầu,… Khi rót chất lỏng, cần chú ý tránh để chất lỏng bắn ra ngoài. Không đổ chất lỏng quá đầy phễu vì như thế phễu sẽ bị nghiêng và chất lỏng có thể trào ra ngoài. Những loại phễu thuỷ tinh, bình cầu không sử dụng phải khử trùng sạch sẽ, bỏ vào thùng rác có chứa vật sắc nhọn. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Lần lượt 03 đại diện cho các nhóm mảnh ghép trình bày kết quả thảo luận và thực hiện nhiệm vụ nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – HS các nhóm nhận xét, bổ sung (nếu có) sau mỗi phần trình bày. – GV nhận xét chung về kết quả làm việc của các nhóm và chốt đáp án.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.