Content text 32. DE ON THI THU THPT 2025 SO 32.docx
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài : 50 Phút MA TRẬN NỘI DUNG, NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY CỦA ĐỀ THAM KHẢO Chủ đề Năng lực vật lí Nhận thức vật lí Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí Vận dụng kiến thức, kĩ năng Cấp độ tư duy Cấp độ tư duy Cấp độ tư duy Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng Chuyển động cơ I1 Năng lượng I3 I2 Sóng cơ I4 Điện tích điện trường III1 Dao động điều hòa III2 Vật lí nhiệt I5 I6 I7 II1a, II1b II1c;II1d III3 Khí lí tưởng I9 I8 II2a II2b II2d; II2c III4 Từ trường I11; II3a II3b; I10 I12 II3c II3d III5 Vật lí hạt nhân I14; II4a; II4b II4d I16 I13;I15; II4c I17 III6 Chuyên đề học tập I18 Tổng số lệnh hỏi 09 07 04 07 05 04 04 - Mức độ Biết = 16/40 = 40% - Mức độ Hiểu = 12/40 = 30%
- Mức độ Vận dụng = 12/40 = 30%
ĐỀ THI PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một đáp án. Câu 1. Tốc độ trung bình là đại lượng được đo bởi: A. Thương số của quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường. B. Thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển. C. Tích của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển. D. Tích của quãng đường đi được và thời gian dịch chuyển. Câu 2. Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng? A. Cơ năng B. Hóa năng C. Nhiệt lượng D. Nhiệt năng. Câu 3. Điện năng tiêu thụ được đo bằng A. vôn kế. B. ampe kế. C. tĩnh điện kế. D. công tơ điện. Câu 4. Sóng cơ không truyền được trong A. chân không. B. không khí. C. Nước. D. kim loại. Câu 5. Biểu thức định luật I nhiệt động lực học mô tả đúng quá trình một chất khi vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công là A. 0, 0UAQAQ B. 0, 0.UAQAQ C. 0, 0UAQAQ D. 0.UQQ Câu 6. Một học sinh sử dụng bộ thiết bị có sơ đồ nguyên lí hoạt động như hình a để so sánh năng lượng nhiệt cần thiết để làm nóng những khối vật liệu khác nhau. Các khối vật liệu có khối lượng bằng nhau và có nhiệt độ ban đầu là 20 0 C. Học sinh đó tiến hành đo thời gian cần thiết để nhiệt độ của mỗi khối vật liệu tăng lên thêm 5 0 C. Kết quả được biểu diễn ở hình b. Vật liệu nào có nhiệt dung riêng nhỏ nhất? A. Bê tông. B. Đồng. C. Sắt. D. Thiếc.