PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 38 - KHTN7 - CTSTxST.docx

BÀI 38: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN VÀ ĐIỀU HOÀ, ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. (NB) Hãy cho biết yếu tố điều hoà bên trong cơ thể điều khiển sinh sản ở thực vật? A. Hormone kích thích sự nở hoa. B. Gió C. Nhiệt độ. D. Thức ăn Câu 2. (NB) Theo em, trong chăn nuôi người dân dùng biện pháp thụ tinh nhân tạo để làm gì? A. Tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa. B. Giúp con non sinh ra có tốc độ phát triển nhanh hơn. C. Tiết kiệm chi phí chăm sóc sau khi được sinh ra. D. Tăng hiệu xuất cho ra con cái. Câu 3. (NB) Theo em, đâu là yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật? A. Nhiệt độ. B. Độ tuổi sinh sản. C. Di truyền. D. Giới tính. Câu 4. (NB) Yếu tố độ ẩm ảnh hưởng thế nào đến sự nảy mần? A. Độ ẩm không ảnh hưởng đến sự nảy mầm. B. Độ ẩm quá thấp hạt phấn bị trôi, độ ẩm quá cao hạt phấn không nảy mầm. C. Độ ẩm quá thấp hạt phấn phát triển tốt, độ ẩm quá cao hạt phấn không phát triển. D. Độ ẩm quá thấp hạt phấn không nảy mầm, độ ẩm quá cao hạt phấn bị trôi. Câu 5. (NB) Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là yếu tố nào? A. Hormone kích thích sự nở hoa. B. Hormone điều khiển sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái. C. Nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, gió,… D. Độ tuổi sinh sản. Câu 6. (TH) Cho các yếu tố sau: (1) Hormone ; (2) Gió ; (3) Độ tuổi sinh sản ; (4) Nhiệt độ ; (5) Độ ẩm Đâu là các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật? A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (3), (4), (5) D. (2), (4), (5)
Câu 7. (TH) Con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản của sinh vật bằng cách nào? A. Dựa vào yếu tố hormone và môi trường. B. Tăng lượng thức ăn. C. Làm sạch môi trường sống. D. Cho thêm hoặc giảm đi cá thể cùng loài để tăng hoặc giảm tỉ lệ sinh sản. Câu 8. (TH). Con người vận dụng những kĩ thuật gì nhằm tăng hiệu quả cao về tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả? A. Trồng cây trong nhà kính. B. Bón phân thường xuyên. C. Cắt, tỉa, ươm, tưới khoa học. D. Thụ phấn nhân tạo. Câu 9. (TH). Trong chăn nuôi, con người thực hiện kỹ thuật gì nhằm điều khiển số con được sinh ra hoặc điều khiển giới tính vật nuôi? A. Ngăn ô để kiểm soát số lượng sinh sản. B. Thụ tinh nhân tạo. C. Tăng chế độ ăn. C. Tiêm thuốc kích thích giao phối cho động vật. Câu 10. (VD). Theo em, mục đích chính của nông dân khi nuôi ong trong các vườn cây ăn quả để làm gì? A. Ong giúp di chuyển hạt phấn sang nhuỵ của bông hoa khác trong quá trình hút mật, tạo thêm nguồn kinh tế khác như cung cấp mật ong,… B. Ong cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa. C. Ong kích thích sự thụ phấn của hoa. D. Ong bảo vệ cây, hoa khỏi côn trùng gây hại như sâu, bọ, châu chấu,… II. TỰ LUẬN Câu 1: ( NB) Nêu một số yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sự sinh sản của sinh vật. TL: - Yếu tố bên ngoài: yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, gió,… - Yếu tố bên trong: Hormone, loài. Câu 2: ( NB) Hormone là gì? TL: - Hormone là yếu tố điều hoà sinh sản ở sinh vật, cụ thể hormone điều hoà sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Câu 3: ( TH) Con người đã điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật như thế nào? Hãy cho biết cá nuôi được tiêm hormone sinh sản và cá tự nhiên không được tiêm có kết quả sinh sản như thế nào? TL: - Con người đã điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật bằng cách chủ động tác động lên sinh vật một số yếu tố: bổ sung thức ăn, tiêm hormone sinh sản,… - Đa số cá được con người nuôi do có thức ăn và được tiêm hormone sinh sản nên
có tỉ lệ trứng được thụ tinh cao hơn so với cá sinh sản tự nhiên. Câu 4: (VD) Hãy nêu quá trình thụ phấn nhờ ong ở thực vật. TL: - Ong đến hút mật hoa – Phấn hoa trên bao phấn dính vào ong – Ong di chuyển sang bông hoa khác hút mật – Phấn hoa trên mình ong được chuyển đến nhuỵ của hoa. Câu 5( VDC): Vì sao người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả? Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi? TL: - Người dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả để: Tăng số lượng hoa được thụ phấn => Giúp đạt hiệu quả cao về tỉ lệ thụ tinh, tạo quả, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Ong sử dụng chất ngọt trong hoa để làm thức ăn và làm mật => Tăng thêm thu nhập từ sáp ong, mật ong nguyên chất. - Chúng ta cần bảo vệ những loài côn trùng có lợi vì: Chúng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên cho hoa: ong, bướm,... Làm thiên địch bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp: bọ ngựa, bọ dừa, ong mắt đỏ, kiến ba khoang,... Đem lại các nguồn kinh tế khác: mật ong,...

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.