PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lớp 10. Đề KT chương 3 (Đề số 2).docx

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 3 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hợp chất ion có tính chất nào sau đây? A. Là chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Dẫn điện ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch. C. Thường khó hòa tan trong nước. D. Dẫn điện ở trạng thái rắn hay tinh thể. Câu 2. Công thức Lewis của ammonia (NH 3 )? A. B. C. D. Câu 3. Nguyên tử nào dưới đây cần nhận 1 electron để đạt cấu trúc ion bền vững? A. X (Z = 8). B. Y (Z = 9). C. T (Z = 11). D. R (Z = 12). Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng về ion Na + ? A. Số electron nhiều hơn số proton. B. Số proton nhiều hơn số electron. C. Số electron bằng số proton. D. Số proton gấp hai lần số electron. Câu 5. Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất? A. H – Cl. B. H – F. C. H – Br. D. H – I. Câu 6. Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có A. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất. B. 2 electron tương ứng với kim loại gần nhất. C. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium). D. 6 electron tương ứng với phi kim gần nhất. Câu 7. Tương tác van der Waals tăng khi A. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng. B. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm. C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm. D. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng. Câu 8. Liên kết trong phân tử O 2 thuộc loại liên kết gì? A. Liên kết ion. B. Liên kết cho nhận. C. Liên kết hydrogen. D. Liên kệt cộng hóa trị. Câu 8. Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết X, Y đều thuộc nhóm A và tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Bản chất của liên kết hóa học trong hợp chất X – Y là A. sự góp chung đôi electron. B. sự góp đôi electron từ một nguyên tử. C. sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn. D. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu. Câu 10. Phân tử nào sau đây có chứa liên kết đôi? A. N 2 . B. C 2 H 4 . C. CaCl 2 . D. CH 4 . Câu 11. Các liên kết bằng dấu chấm (. . . ) có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn DNA. Đó là loại liên kết nào sau đây? Mã đề thi: 302
A. Liên kết cộng hóa trị có cực. B. Liên kết ion. C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết hydrogen. Câu 12. Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion? A. KCl, OF 2 , H 2 S. B. CO 2 , Cl 2 , CCl 4 . C. BF 3 , AlF 3 , CH 4 . D. I 2 , CaO, CaCl 2 . Câu 13. Phát biểu nào đúng khi nói về liên kết cho nhận ? A. Liên kết cho nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết cho nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết ion. C. Liên kết cho nhận là liên kết cộng hóa trị mà trong dó cặp điện tử dùng chung có nguồn gốc từ cả hai. D. Trong liên kết cho nhận có sự trao đổi điện tích giữa hai phân tử. Câu 14. Dãy nào sau đây gồm các chất đều có liên kết π trong phân tử? A. C 2 H 4 , O 2 , N 2 , H 2 S B. CH 4 , H 2 O, C 2 H4, C 3 H 6 . C. C 2 H 4 , C 2 H 2 , O 2 , N 2 . D. C 3 H 8 , CO 2 , SO 2 , O 2 . Câu 15. Liên kết cộng hóa trị là A. liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. B. liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tố bằng một hay nhiều cặp electron chung. C. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron có nguồn gốc từ một trong hai phân tử đó. Câu 16. Chlorine có độ âm điện là 3,16 lớn hơn so với nitrogen là 3,04. Tuy nhiên giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử như giữa các phân tử NH 3 . Lí do đưa ra là A. Liên kết H – Cl kém phân cực hơn liên kết H – N. B. Phân tử NH 3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen hơn phân tử HCl. C. Tổng số nguyên tử trong phân tử NH 3 nhiều hơn so với phân tử HCl. D. Kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn so với nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen. Câu 17. Có 4 hợp chất sau: NH 3 , H 2 O, CH 3 OH và H 2 S Số hợp chất tạo được liên kết hydrogen nội phân tử là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về độ bền của một liên kết? A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ tăng. B. Độ bền của liên kết giảm khi độ dài của liên kết tăng. C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng. D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài của liên kết. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Các quá trình nhường, nhận electron thường được biểu diễn với nguyên tử độc lập. Trong thực tế, các electron nhường đi bởi kim loại cũng chính là electron nhận vào của phi kim mà nó phản ứng. Các hợp chất hình thành như vậy gọi là hợp chất ion. Không nguyên tử nào có thể nhường electron khi không có nguyên tử khác nhận electron. Các công thức dùng để biểu diễn hợp chất ion đại diện cho tỉ lệ kết hợp
của ion dương và ion âm trong hợp chất. Tỉ lệ này được xác định bởi điện tích trên các ion, được xác định bởi số lượng các electron nhường hoặc nhận. a. Fluorine (F) của nhóm VIIA sẽ nhận một electron trên mỗi nguyên tử. b. Magnesium (Mg) thuộc nhóm IIA sẽ nhường hai electron trên mỗi nguyên tử. c. Cần có một nguyên tử fluorine để nhận các electron từ một nguyên tử magnesium. d. Các ion tạo thành (Na + và Cl - ), sẽ kết hợp theo tỷ lệ 1 : 1 vì tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong công thức cuối cùng bằng không. Câu 2. Methane (CH 4 ) thường được sử dụng để làm nhiên liệu trong các lò nướng, máy nước nóng, lò nung, xe ôtô do quá trình đốt cháy methane trong oxygen tỏa ra lượng nhiệt lớn. Methane ở dạng khí nén được dùng làm nhiên liệu cho ôtô, xe máy,… do đặc tính thân thiện với môi trường. Cho biết Z N = 7, Z H = 1 và độ âm điện của carbon, hydrogen lần lượt là 2,55 và 2,2. a. Số cặp electron chung giữa nguyên tử carbon với bốn nguyên tử hydrogen là 4. b. Liên kết H-C trong phân tử CH 4 thuộc loại liên kết cộng hóa trị phân cực. c. Phân tử CH 4 có công thức Lewis và công thức cấu tạo giống nhau. d. Trong phân tử CH 4 chỉ chứa các liên kết đơn. Câu 3. Khi đun nóng dung dịch sodium chloride bão hòa, thu được tinh thể sodium chloride khan. Sau đó, nung nóng đến khoảng 800 °C thì tinh thể sodium chloride chảy lỏng. a. Quá trình hình thành tinh thể sodium chloride ở trên được gọi là sự kết tinh. b. Quá trình hình thành tinh thể sodium chloride ở trên là quá trình sắp xếp lại các ion Na + , Cl - từ chuyển động tự do thành cấu trúc có trật tự trong tinh thể. c. Trong tinh thể sodium chloride, xung quanh 1 ion Na + có 6 ion Cl - gần nhất. d. Tinh thể sodium chloride nóng chảy ở khoảng 800°C, chứng tỏ lực liên kết giữa các ion trong tinh thể là yếu. Câu 4. Các nguyên tố phổ biến thuộc nhóm halogen (VIIA) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm: F (Z = 9), C 1 (Z = 17), Br (Z = 35) và I (Z = 53). Đơn chất halogen tồn tại dạng phân tử X 2 , giữa các phân tử X 2 thường có tương tác với nhau. Cho giá trị năng lượng liên kết X-X ở bảng sau: Liên kết F - F Cl - Cl Br - Br I - I Năng lượng liên kết (kJ.mol -1 ) ở 25 0 C và 1bar 159 243 193 151 Năng lượng liên kết X-X càng lớn thì liên kết càng bền. a. Liên kết I – I là bền nhất do có năng lượng liên kết nhỏ nhất. b. Liên kết giữa các nguyên tử trong X 2 là liên kết cộng hoá trị không phân cực. c. Tương tác giữa các phân tử X 2 là tương tác van der Waals. d. Năng lượng liên kết Cl - Cl lớn nhất trong dãy trên vì Cl có bán kính nguyên tử nhỏ nhất. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Dựa theo độ âm điện, hãy cho biết có bao nhiêu hợp chất có liên kết ion trong các phân tử: Na 2 S, H 2 O, CO 2 , NaCl. Cho bảng giá trị độ âm điện: Nguyên tố Na S H C Cl O Độ âm điện 0,9 3 2,58 2,20 2,55 3,16 3,44 Câu 2. Cho cấu trúc của phân tử N 2 H 4 như hình dưới đây: Mỗi nguyên tử nitrogen còn mấy cặp electron chưa tham gia liên kết?
Câu 3. Cho chất hữu cơ A có công thức cấu tạo sau: CH 3 –C≡C–CH 3 . Có bao nhiêu liên kết σ trong phân tử chất A? Câu 4. Cho số hiệu của nguyên tố S và O lần lượt là 16 và 8. Biết rằng hóa trị của nguyên tố S trong phân tử H 2 SO 4 bằng tổng số liên kết σ và liên kết π mà nguyên tử S tạo thành khi liên kết với các nguyên tử xung quanh. Trong phân tử H 2 SO 4 , nguyên tử S không liên kết với nguyên tử H mà liên kết với 4 nguyên tử O. Từ đó viết được công thức Lewis phù hợp của phân tử H 2 SO 4 với hóa trị của S là n. Giá trị của n là bao nhiêu? Câu 5. Anion X – và cation M 2+ đều có chung một cấu hình electron của khí hiếm Neon (1s 2 2s 2 2p 6 ). Tổng số hạt mang điện dương của hai nguyên tử X và nguyên tử Y là bao nhiêu? Câu 6. Số nguyên tử hydrogen trong phân tử ethanol (CH 3 CH 2 OH) không tham gia vào liên kết hydrogen? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.