Content text CHỦ ĐỀ 1. NGUYÊN TỬ (KIÊN).pdf
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 1 CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ A. LÝ THUYẾT I. QUAN NIỆM BAN ĐẦU VỀ NGUYÊN TỬ - Theo Democritus: “Nguyên tử là những hạt rất nhỏ bé, không thể phân chia đươc nữa”. - Theo Dalton: “Các đơn vị chất tối thiểu (nguyên tử) kết hợp với nhau vừa đủ theo các lượng xác định trong phản ứng hóa học”. II. MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ CỦA RƠ - DƠ - PHO - BO * Mô hình nguyên tử Rutherford: - Nguyên tử cấu tạo rỗng. - Cấu tạo nguyên tử: + Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương. + Electron ở lớp vỏ mang điện tích âm. + Electron chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay quanh Mặt Trời. * Mô hình nguyên tử của Bo: Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau. + Lớp trong cùng có 2 electron, bị hạt nhân hút mạnh nhất. + Các lớp khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn, bị hạt nhân hút yếu hơn III. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 1. Hạt nhân nguyên tử - Hạt nhân gồm 2 loại hạt là proton(p) mang điện tích dương và neutron( n) không mang điện. + Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử Helius gồm 2p và 2n - Mỗi hạt proton mang 1 đơn vị điện tích dương, kí hiệu +1. Tổng số điện tích( kí hiệu Z) bằng tổng số hạt proton. 2. Vỏ nguyên tử - Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi các electron (e) . Mỗi e mang 1 đơn vị điện tích âm, kí hiệu -1. - Các e sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài cho đến hết. + Lớp thứ 1( trong cùng gần hạt nhân nhất) có tối đa 2e; + lớp thứ hai có tối đa 8e. + Các lớp electron khác chứa tối đa 8e hoặc nhiều hơn. - Các e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của chất. => Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm → số p = số e - Với 82 nguyên tố đầu thì p n 1,5p (số p, n, e nguyên dương) 3. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử - Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh quang hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định (kích thước hạt nhân chỉ bằng khoảng 10-5 đến 10-4 kích thước nguyên tử) - Số e tối đa cho mỗi lớp được xác định là :2.n2 (n là lớp e), được sắp xếp từ trong ra ngoài, lớp trong đầy thì mới sắp xếp đến lớp tiếp theo. Nhưng từ nguyên tố thứ 21 trở đi do có sự chèn mức năng lượng nên các nguyên tố trước đó (20 nguyên tố đầu có p = 1 đến p = 20) có số e tối đa ở lớp 3 là 8 e. - Nguyên tử luôn có xu hướng đạt trạng thái bền vững, thường có 8 e (hoặc 2e) lớp ngoài cùng → các e lớp ngoài cùng gây nên tính chất hóa học cho nguyên tố.
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 2 - Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhận thêm electron hoặc góp chung electron với nguyên tử khác để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính phi kim - Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhường electron ngoài cùng để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính kim loại. IV. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ (amu) (atomic mass unit) 27 p n 31 e m m 1,67.10 kg m 9,1.10 kg − − = = - Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt electron, proton, neutron. m(nguyên tử) = mp + mn + me - Nguyên tử có khối lượng rất nhỏ nên người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử là amu 1 amu = 1,6605.10-24 (gam) Nhưng do me <Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 3 Ta có: e p 11 p e n 11 11 12 34 n 12 = = → + + = + + = = Câu 7. Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 2. Biết số hạt proton là 1. Tìm số hạt neutron? A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Nguyên tử gồm hạt electron, proton và neutron Ta có: e + p + n = 2 Trong đó p = 1; mà p = e → n = 0 Câu 8 . Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là A. 18 và 17. B. 19 và 16. C. 16 và 19. D. 17 và 18. Ta có: 52 17 17 52 17.2 18 p n e p e n + + = = → = → = − = Câu 9. Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 8. Câu 10. Nguyên tử X có 9 electron, lớp ngoài cùng nguyên tử X có số electron là A. 1. B. 2. C. 7. D. 8. Câu 11: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo? A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử. B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành lớp electron. D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm. Hướng dẫn: Đáp án đúng là: B B không mô tả đúng vì nguyên tử có cấu tạo rỗng. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo? A. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron. B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn. C. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8 electron. D. Các electron sắp xếp vào từng lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. Hướng dẫn: Đáp án đúng là C. C không mô tả đúng vì: Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn. Ví dụ: + Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron. + Lớp thứ 2 có tối đa 8 electron. + Lớp thứ 3 có tối đa 18 electron.
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 4 Câu 13: Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân của các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt A. electron và proton. B. electron, proton và neutron. C. neutron và electron. D. proton và neutron. Câu 14: Cho các phát biểu: (1) Nguyên tử trung hòa về điện. (2) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân. (3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron. (4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn: Đáp án đúng là: C Các phát biểu đúng là: (1); (2); (4). Phát biểu (3) sai vì số hạt proton bằng số hạt electron. Câu 15: Trong hạt nhân nguyên tử fluorine có 9 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử fluorine là A. 2. B. 5. C. 7. D. 8. Hướng dẫn: Đáp án đúng là: C Nguyên tử fluorine có số electron = số proton = 9. Lớp electron bên trong gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 9 -2 = 7 electron Câu 16: Nguyên tử calcium có 20 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử calcium có số proton là A. 2. B. 10. C. 18. D. 20. Hướng dẫn: Đáp án đúng là: D Calcium có số proton = số electron = 20. Câu 17: Nguyên tử nhôm (aluminium) có 13 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm là A. 2. B. 8. C. 10. D. 18. Hướng dẫn: Đáp án đúng là: A Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm (aluminium) là 2.