Content text HD khang sinh.pdf
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH (Ban hành trên Website của Hội Hồi Sức Cấp Cứu và Chống Độc và trên Ứng dụng Điện thoại thông minh) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC: GS.TS.BS. Nguyễn Gia Bình (Chủ tịch Hội đồng) ThS.BS. Nguyễn Trọng Khoa (Phó Chủ tịch Hội đồng) PGS.TS.BS. Trần Quang Bính PGS.TS.BS. Trần Văn Ngọc PGS.TS.BS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng PGS.TS.BS. Ngô Xuân Thái PGS.TS.BS. Trần Hiếu Học PGS.TS.DS. Nguyễn Thị Liên Hương PGS.TS.DS. Đặng Nguyễn Đoan Trang ThS.DS. Lê Kim Dung (Thư Ký Hội đồng)
MỤC LỤC NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ ---------------------------------------------- 3 1. Các nguyên tắc chung ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 2. Ứng dụng các thông số PK/PD trong sử dụng kháng sinh ----------------------------------------------------------------- 4 3. Nguyên tắc MINDME ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 PHÂN NHÓM NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN (NHẬP VIỆN) THEO CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHÁNG SINH KINH NGHIỆM----------------------------------------------------------------------------------------- 6 Nhiễm khuẩn huyết (Blood stream infection - BSI) ------------------------------------------------------------------------------ 7 Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (L-RTI) ----------------------------------------------------------------------------------------- 8 Nhiễm khuẩn ổ bụng (IAI) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) -----------------------------------------------------------------------------------------------10 Nhiễm khuẩn da – mô mềm (SSTI)-------------------------------------------------------------------------------------------------11 NGUYÊN TẮC CỦA KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG NGOẠI KHOA--------------------------------------------13 1. Nguyên tắc chung của kháng sinh dự phòng--------------------------------------------------------------------------------13 2. Phân loại phẫu thuật theo nguy cơ nhiễm khuẩn vùng mổ----------------------------------------------------------------14 3. Các yếu tố nguy cơ của người bệnh với nhiễm khuẩn vùng mổ ---------------------------------------------------------14 4. Liều khuyến cáo của một số kháng sinh dùng trong dự phòng phẫu thuật --------------------------------------------15 LIỀU LƯỢNG KHÁNG SINH ------------------------------------------------------------------------------------------------------16 Liều thường dùng của một số kháng sinh -----------------------------------------------------------------------------------------16 Bảng tham khảo liều kháng sinh (TM) trên người bệnh (người lớn) suy chức năng thận ---------------------------------21 Phân loại nguy cơ của kháng sinh trên thai kỳ------------------------------------------------------------------------------------22 PHỤ LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------23 Tình trạng chức năng theo thang điểm Karnofsky -------------------------------------------------------------------------------23 Tiêu chuẩn SOFA nhanh (qSOFA) -------------------------------------------------------------------------------------------------24 Thang điểm CURB-65----------------------------------------------------------------------------------------------------------------24 Cách xác định độ thanh thải creatinin ----------------------------------------------------------------------------------------------25 Danh mục chữ viết tắt-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------26 Tài liệu tham khảo---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------27
Hướng dẫn chung sử dụng kháng sinh 2020 Trở về mục lục Trở về mục lục HỘI HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC VIỆT NAM 3 NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH TỐT SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ 1. Các nguyên tắc chung a. Chỉ sử dụng kháng sinh (KS) để điều trị bệnh nhiễm khuẩn (NK) b. Chọn KS phù hợp nhất dựa trên đánh giá nguy cơ NK kháng thuốc. c. Cần phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh (NB) trước khi chỉ định KS. d. Lấy bệnh phẩm (đúng quy cách) để tìm tác nhân gây bệnh trước khi sử dụng KS nhưng tránh làm trì hoãn việc sử dụng KS; nhuộm gram, nuôi cấy, định danh và làm KSĐ... (đo MIC nếu cần thiết). e. KS cần được chỉ định càng sớm càng tốt; đặc biệt trong NK nặng và sốc NK (sepsis & septic shock) NB phải được cho KS trong giờ đầu tiên sau khi chẩn đoán. f. Kiểm soát nguồn nhiễm khuẩn, giải quyết triệt để các ổ nhiễm, đường vào (như ổ áp-xe, ống thông...) đồng thời với việc sử dụng KS. g. Chọn KS điều trị theo kinh nghiệm: dựa vào tình hình vi khuẩn và tính nhạy cảm với KS tại bệnh viện (BV) khi chưa có kết quả KSĐ, chọn một hoặc nhiều loại thuốc đảm bảo hiệu quả điều trị tác nhân gây bệnh có thể (VK và/hoặc vi nấm, virus...); nhất là trong những bệnh cảnh nặng, NB có giảm bạch cầu trung tính, NB nghi ngờ nhiễm khuẩn đa kháng như Enterobacteriaceae sinh ESBL, Pseudomonas, Acinetobacter, nhiễm Candida máu...; sau khi có kết quả KSĐ cần xét đến khả năng xuống thang điều trị phù hợp. h. Cần ứng dụng các hiểu biết về thông số được động học - dược lực học trong điều trị kháng sinh để tối ưu hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng ngoại ý, và tổn hại phụ cận của kháng sinh. i. Nên dùng đơn trị liệu hơn là phối hợp nhiều KS (trừ trường hợp đặc biệt); lưu ý các kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm betalactam-betalactamase, carbapenem... có phổ tác động trên một số VK yếm khí, không cần phối hợp các KS này với Metronidazol với mục đích chống VK yếm khí. j. Cần đánh giá đáp ứng điều trị mỗi ngày; thời gian điều trị KS thông thường từ 7 - 10 ngày (có thể kéo dài hơn trong một số trường hợp đáp ứng điều trị chậm, KS khó thâm nhập ổ nhiễm, không thể dẫn lưu ổ nhiễm, vi khuẩn có độc lực cao; đa nhiễm hoặc NB suy giảm miễn dịch...
Hướng dẫn chung sử dụng kháng sinh 2020 Trở về mục lục Trở về mục lục HỘI HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC VIỆT NAM 4 2. Ứng dụng các thông số PK/PD trong sử dụng kháng sinh [1], [2], [3] MIC : Nồng độ ức chế (vi khuẩn) tối thiểu Cpeak : Nồng độ đỉnh của kháng sinh trong huyết tương. AUC : Diện tích dưới đường cong (nồng độ - thời gian) Phân loại kháng sinh Nhóm đại diện Thông số PK/PD liên quan đến hiệu quả điều trị Ứng dụng Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian và có tác dụng hậu kháng sinh ngắn hoặc không có. Beta-lactam T>MIC ≥ 40-50% so với khoảng cách liều (kéo dài thời gian truyền). Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ và có tác dụng hậu kháng sinh trung bình tới kéo dài. Aminoglycoside (AG), Fluoroquinolon (FQ), Daptomycin, Metronidazol Cpeak/MIC và AUC0-24/MIC - Liều tập trung (AG: Cpeak/MIC ≥ 10-12) - Tối ưu AUC0-24 (FQ: AUC0-24/MIC ≥ 125) Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian và có tác dụng hậu kháng sinh trung bình. Macrolid, Clindamycin, Glycopeptide, Tetracyclin AUC0-24/MIC Tối ưu AUC0-24 (Vancomycin: AUC0-24/MIC ≥ 400)...