Content text Bài 22 Thực hành Xác định một số đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.docx
1 BÀI 22. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Câu hỏi nhiều lựa chọn 8 6 Câu hỏi đúng - sai 1 1 1 Câu hỏi trả lời ngắn 2 2 2 PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1.1 Biết Câu 1. Khi dùng phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn để xác định kích thước của quần thể sinh vật thì cần áp dụng cho quần thể có đặc điểm nào sau đây? A. Khu phân bố hẹp, số lượng cá thể nhiều. B. Khu phân bố rộng, số lượng cá thể nhiều. C. Khu phân bố hẹp, số lượng cá thể ít. D. Khu phân bố rộng, số lượng cá thể ít. Câu 2. Để xác định kích thước quần thể sinh vật có khu phân bố rộng và số lượng cá thể nhiều thì nên dùng phương pháp nào sau đây? A. Đếm số lượng cá thể sinh vật của quần thể. B. Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn. C. Xác định diện tích và đếm số lượng cá thể sinh vật. D. Chia ô khu vực nghiên cứu và đếm số lượng cá thể sinh vật. Câu 3. Cho các bước sau: (1) Đếm số lượng cá thể sinh vật có trong mỗi ô tiêu chuẩn (2) Chọn địa điểm nghiên cứu (3) Tính kích thước của quần thể sinh vật (4) Xác định các ô tiêu chuẩn Thứ tự các bước của phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn khi xác định kích thước quần thể sinh vật là A. (2) -> (4) -> (3) -> (1) B. (1) -> (4) -> (2) -> (3) C. (1) -> (2) -> (4) -> (3) D. (2) -> (4) -> (1) -> (3) Câu 4. Với phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn thì kích thước của ô tiêu chuẩn phụ thuộc vào A. số lượng người tham gia nghiên cứu. B. tổng số lượng loài trong khu vực nghiên cứu. C. số lượng cá thể của 1 loài trong khu vực nghiên cứu. D. tổng diện tích của khu vực nghiên cứu.
2 Câu 5. Với khu vực nghiên cứu có diện tích lớn thì mỗi ô tiêu chuẩn thường có diện tích là A. 10m x 10m. B. 15m x 15m. C. 1m x 1m. D. 5m x 5m. Câu 6. Để việc xác định kích thước quần thể hay mật độ cá thể của quần thể sinh vật được thuận lợi thì không nên chọn đối tượng sinh vật nào sau đây? A. Quần thể thực vật. B. Quần thể động vật ít di chuyển. C. Quần thế động vật di chuyển nhanh. D. Quần thể sinh vật không di chuyển. Câu 7. Cho các bước sau: (1) Xác định số lượng cá thể trong quần thể (2) Xác định diện tích khu vực nghiên cứu (3) Tính mật độ cá thể của quần thể Quy trình để xác định mật độ cá thể của quần thể sinh vật theo trình tự nào sau đây? A. (2) -> (1) -> (3) B. (2) -> (3) -> (1) C. (1) -> (2) -> (3) D. (1) -> (3) -> (2) Câu 8. Để việc xác định kích thước quần thể hay mật độ cá thể của quần thể sinh vật được thuận lợi thì không nên chọn đối tượng sinh vật nào sau đây? A. Quần thể thực vật. B. Quần thể động vật ít di chuyển. C. Quần thế động vật di chuyển nhanh. D. Quần thể sinh vật không di chuyển. 1.2 Hiểu Câu 1. Để tổ chức cho học sinh xác định kích thước quần thể sinh vật thì không nên tiến hành ở địa điểm nào sau đây? A. Vườn bách thú. B. Sông, hồ. C. Vườn trường. D. Công viên. Câu 2. Khi tổ chức cho lớp học sinh xác định kích thước quần thể sinh vật theo phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn, giáo viên nên chia lớp thành các nhóm nhỏ và mỗi nhóm đếm số cá thể tại 1 vùng trong trường hợp A. kích thước một ô tiêu chuẩn lớn và số lượng cá thể của một loài ít. B. kích thước một ô tiêu chuẩn lớn và số lượng cá thể của một loài nhiều.
3 C. kích thước một ô tiêu chuẩn nhỏ và số lượng cá thể của một loài nhiều. D. kích thước một ô tiêu chuẩn nhỏ và số lượng cá thể của một loài ít. Câu 3. Để đếm số lượng cá thể sinh vật trong mỗi ô tiêu chuẩn được chính xác thì cần thực hiện bước nào sau đây? A. Xác định các ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu. B. Đóng cặp vào các góc và giăng dây theo chu vi của mỗi ô tiêu chuẩn. C. Chọn điểm mốc, đo chiều ngang và chiều dọc để xác định ô tiêu chuẩn đầu tiên. D. Nhân số lượng cá thể trong 1 ô tiêu chuẩn với số ô tiêu chuẩn. Câu 4. Để việc xác định kích thước quần thể hay mật độ cá thể của quần thể sinh vật được thuận lợi thì không nên chọn đối tượng sinh vật nào sau đây? A. Rau muống. B. Giun đất. C. Ốc sên. D. Cá chép. Câu 5. Khi xác định kích thước quần thể hoặc mật độ cá thể của quần thể sinh vật thì không làm việc nào sau đây? A. Hái lá, bẻ cành nhỏ của cây để làm minh chứng bài thực hành. B. Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực nghiên cứu. C. Có thể chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm xác định kích thước của 1 loài. D. Không giẫm nát cây cỏ, không xua đuổi côn trùng. Câu 6. Cho các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật như sau: (1) Kích thước quần thể (2) Tỷ lệ giới tính (3) Nhóm tuổi (4) Mật độ cá thể (5) Kiểu phân bố Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn thường được áp dụng để xác định bao nhiêu đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? Số phương án đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI 2.1 Biết Cho các phương pháp sau đây để tính kích thước của quần thể sinh vật: (1) Phương pháp đếm trực tiếp (2) Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn (3) Phương pháp “bắt, đánh dấu, thả, bắt lại”
4 (4) Phương pháp đếm gián tiếp (đếm dấu chân, số tổ chim…) Mỗi nhận định sau đây về các phương pháp trên là Đúng hay Sai? a) Có 2 phương pháp được dùng để tính kích thước quần thể động vật có khả năng lẩn trốn hoặc di chuyển nhanh. b) Có 2 phương pháp được dùng để tính kích thước quần thể động vật ít di chuyển. c) Có 3 phương pháp được dùng để tính kích thước quần thể động vật có có kích thước lớn. d) Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn có thể dùng để tính kích thước quần thể giun đất, sâu trong vườn trường hoặc công viên. * Đáp án: a- S, b- Đ, c- S, d- Đ * Hướng dẫn giải: a) Quần thể động vật có khả năng lẩn trốn hoặc di chuyển nhanh: phương pháp (3) b) Quần thể động vật ít di chuyển: phương pháp (1),(2) c) Quần thể động vật có có kích thước lớn: phương pháp (1),(4) 2.2 Hiểu Khi khảo sát về diện tích khu phân bố (tính m 2 ), và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm thu được kết quả như sau: Quần thể 1 Quần thể 2 Quần thể 3 Quần thể 4 Diện tích khu phân bố 2558 2426 1935 1954 Kích thước quần thể 3070 3640 3878 4885 Xét tại thời điểm khảo sát, mỗi nhận định sau đây về kết quả bảng trên là Đúng hay Sai? a) Quần thể 4 có mật độ lớn nhất. b) Quần thể 1 có mật độ nhỏ nhất. c) Quần thể 3 có mật độ 2,5 cá thể/m 2 . d) Quần thể 2 có mật độ 2,0 cá thể/m 2 . *Đáp án: a- Đ, b- Đ, c- S, d- S *Hướng dẫn giải Mật độ quần thể 1 = 3070/2558 = 1,2 cá thể/m 2 Mật độ quẩn thể 2 = 3640/2426 = 1,42 cá thể/m 2 Mật độ quẩn thể 3 = 3878/1935 = 2 cá thể/m 2 Mật độ quẩn thể 4 = 4885/1954 = 2,5 cá thể/m 2 2.3 Vận dụng Khi nghiên cứu kích thước quần thể một loài chuột đồng ở hai môi trường là đồng ngô và bãi cỏ, các nhà khoa học đã tiến hành đặt bẫy và thu mẫu hai lần. Ở lần thứ nhất, họ bắt được 250 con ở mỗi môi trường. Sau khi được đánh dấu, các con bị bắt được thả lại môi trường sống của chúng. Bốn ngày sau, người ta tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên lần thứ hai. Lần này, trong 288 con bắt được ở bãi có có 125 con được đánh dấu; trong tổng số 225 con bắt được ở đồng ngô, có 72% số con được đánh dấu. Dựa vào nghiên cứu, mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai? a) Kích thước quần thể loài chuột đồng ở đồng ngô là 576 con. b) Kích thước quần thể loài chuột đồng ở bãi cỏ là 300 con.