PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Phát huy bản sắc văn hoá làm tăng giá trị dân tộc

by Thichuongcafesua Đề bài: Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn... Do đó, nếu mất đi văn hoá là mất dân tộc.” Từ ý kiến trên, anh/ chị hãy viết bài văn khoảng 600 chữ bàn về việc phát huy bản sắc văn hoá để làm tăng giá trị dân tộc đối với người trẻ. Bài làm: Nếu “cái chết là một bản án” (Của chuột và người - Steinbeck) mà con người ta không thể tránh khỏi thì tôi tự vấn: Làm gì đây để không sống mờ nhạt? Làm sao đây để sống đúng nghĩa? Bằng cách nào đây để không “tan biến đi như một hạt cát vô danh”? Có lẽ cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có câu trả lời: Sống có văn hoá và bản sắc. Bởi lẽ: “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc”, văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất là dân tộc mất. Một con người sống không có văn hoá, không có dân tộc thì khác gì đã chết? Trong quá trình hình thành và phát triển của loài người tinh khôn không thể thiếu đi bóng dáng của các nền văn minh, văn hoá. Từ xa xưa, văn hoá đã tạo nên bản sắc của loài người. “Văn hoá” là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần do con người tích luỹ, sáng tạo, lưu truyền từ đời này sang đời khác, là tập hợp quy tắc, niềm tin tạo nên tính riêng biệt giữa mỗi cộng đồng. Câu nói của cố Tổng bí thư đã đề cao tầm quan trọng của việc giữ gìn “bản sắc văn hoá” đối với mỗi quốc gia. Từ đó, đặt vấn đề cho vai trò thực hiện hành động “phát huy” những giá trị truyền thống của người trẻ, người trẻ cần dựng xây, kiến thiết giúp “văn hoá” và “bản sắc dân tộc” trở thành nền tảng để Việt Nam có vị thế trên mặt trận quốc tế, có chỗ đứng và tiếng nói, đặt một dấu triện trên bản đồ thế giới. Thấu hiểu. Nhớ đến. Trân trọng. Tự hào... có lẽ là những điều trước tiên người trẻ cần làm đối với văn hoá dân tộc. Sẽ chẳng có gì quý hơn một bát canh rau muống luộc nhưng cả gia đình được sum vầy, sẽ chẳng có gì quý bằng truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây’, và sẽ không có gì so được với: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Người trẻ nhớ đến “văn hoá” là nhớ về cội nguồn; trân trọng “văn hoá” là trân trọng những đóng dâng, cống hiến; thấu hiểu và tự hào “văn hoá” là để không quên đi quá khứ, là để không cảm thấy lo lắng, tụt hậu trước những nền văn hoá lớn mạnh, là để “tự hào” mà khẳng định chắc nịch với bạn bè năm châu bốn bể rằng Việt Nam cũng là quốc gia, dân tộc có bản sắc văn hoá rộng khắp và sâu sắc. “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc”. Dù có khát vọng vươn mình tới đâu, người trẻ cũng chẳng thể xa rời “cái cây nguồn gốc”. Trước khi vươn mình ra thế giới, ta cần bảo vệ cho trọn “văn hoá” và “bản sắc dân tộc” Việt Nam. “Chiếm dụng văn hoá” hiện nay là mối nguy hại lớn đối với mỗi quốc gia. Chúng hoà trộn, len lỏi, ăn cắp, biến đổi văn hoá nước khác thành trào lưu nước mình và trục lợi từ đó. Đứng trước nguy cơ như vậy, người trẻ Việt cần bảo vệ, khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam về sự cá tính, riêng biệt; rằng những truyền thống lâu đời của quốc gia Việt Nam là của người Việt Nam, không thể bị hiểu lầm hay trộn lẫn thành văn hoá và bản sắc nước khác. Đưa ra tiếng nói và đứng lên đấu tranh là bảo vệ, nhưng cất lên tiếng hát cũng là bảo vệ. Mới gần đây, ta lại không khỏi thán phục trước Phương Mỹ Chi - cô gái đem văn hoá Việt đến bạn bè thế giới khi mỗi tiết mục trong cuộc thi “Sing!Asia” đều gắn liền với bản sắc truyền thống dân tộc. Mỗi bài hát đều chứa đựng biết bao thời gian, biết bao tự hào của con người Việt Nam về văn hoá Việt

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.