PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chủ đề 9. Phòng, trị bệnh thủy sản.docx

Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 9. PHÒNG, TRỊ BỆNH THUỶ SẢN Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Bệnh thuỷ sản là A. trạng thái chậm lớn của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động. B. trạng thái bỏ ăn của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động. C. trạng thái không bình thường của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động. D. trạng thái tổn thương cơ thể của các loài thuỷ sản khi có nguyên nhân tác động. Câu 2. Thuỷ sản bị bệnh có thể có biểu hiện nào sau đây? A. Bơi tách đàn, giảm ăn hoặc bỏ ăn. B. Nhanh lớn, xuất hiện các tổn thương trên cơ thể. C. Chậm lớn, ăn nhiều. D. Ăn nhiều, hay nổi đầu vào buổi sáng. Câu 3. Phòng bệnh cho thuỷ sản có vai trò nào sau đây? A. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh trên động vật thuỷ sản. B. Nâng cao khả năng sinh sản của một số loài thuỷ sản. C. Bảo vệ các loài thuỷ sản trước các tác nhân gây bệnh. D. Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của các loài thuỷ sản. Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản? A. Giảm tác hại của bệnh đối với động vật thuỷ sản. B. Nâng cao sức đề kháng cho động vật thuỷ sản. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thuỷ sản sinh trưởng và phát triển tốt. D. Tạo giống mới có khả năng kháng một số loại bệnh thường gặp. Câu 5. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản đối với sức khoẻ con người? A. Giúp tăng tỉ lệ sống của thuỷ sản, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. B. Giúp hạn chế lây truyền một số bệnh từ thuỷ sản sang người. C. Hạn chế tồn dư hoá chất trong môi trường nước.

B. Bổ sung thêm thức ăn để tăng cường năng lượng cho cá. C. Khử trùng nước ao nuôi. D. Bổ sung chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi vào thức ăn của cá. Câu 12. Vì sao sau khi điều trị bệnh lồi mắt ở cá rô phi, cần bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn và môi trường nước? A. Để vi sinh vật có lợi tiêu diệt triệt để mầm bệnh. B. Để vi sinh vật ức chế nếu mầm bệnh tái phát. C. Để phục hồi hệ vi sinh có lợi cho môi trường và động vật thuỷ sản. D. Để hệ vi sinh vật có lợi cạnh tranh dinh dưỡng với vi sinh vật gây bệnh. Câu 13. Bệnh lồi mắt ở cá rô phi là do tác nhân nào sau đây gây ra? A. Một loại vi khuẩn Gram dương. B. Một loại vi khuẩn Gram âm. C. Một loại virus có vật chất di truyền là DNA. D. Một loại virus có vật chất di truyền là RNA. Câu 14. Bệnh gan thận mủ trên cá tra là do tác nhân nào sau đây gây ra? A. Liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae. B. Vi khuẩn Mycobacterium. C. Vi khuẩn Vibrio. D. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Câu 15. Tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra là A. một loại vi khuẩn Gram dương. B. một loại vi khuẩn Gram âm. C. một loại virus có vật chất di truyền là DNA. D. một loại virus có vật chất di truyền là RNA. Câu 16. Cá bị bệnh gan thận mủ sẽ có biểu hiện nào sau đây? A. Gan, lách, thận bị hoại tử thành những đốm trắng đục. B. Gan, ruột xuất huyết. C. Thận, lách sưng kèm theo xuất huyết hoặc tụ huyết. D. Gan, thận sưng kèm theo xuất huyết. Câu 17. Bệnh gan thận mủ trên cá tra thường xuất hiện nhiều trong điều kiện nào sau đây? A. Mùa hè, trong những ao nuôi mật độ cao.
B. Mùa hè, trong những ao nuôi mật độ thấp. C. Mùa xuân, trong những ao nuôi mật độ thấp. D. Mùa xuân, trong những ao nuôi mật độ cao. Câu 18. Bệnh lồi mắt ở cá rô phi và bệnh gan thận mủ trên cá tra có điểm chung nào sau đây? A. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn. B. Tác nhân gây bệnh là virus. C. Bệnh thường xuất hiện và gây hại chủ yếu vào mùa hè. D. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là sử dụng vaccine. Câu 19. Bệnh hoại tử thần kinh (VNN) gây hại chủ yếu trên đối tượng thuỷ sản nào sau đây? A. Một số loài tôm nước ngọt. B. Một số loài tôm nước mặn. C. Một số loài cá nước mặn. D. Một số loài cá nước ngọt. Câu 20. Bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở thuỷ sản do tác nhân nào sau đây gây ra? A. Một loại vi khuẩn Gram âm. B. Một loại vi khuẩn Gram dương. C. Một loại virus của vật chất di truyền là RNA. D. Một loại virus có vật chất di truyền là DNA. Câu 21. Tác nhân gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở thuỷ sản có tên khoa học là A. Streptococcus agalactiae. B. Mycobacterium. C. Betanodavirus. D. Edwardsiella ictaluri. Câu 22. Một trong những biểu hiện của động vật thuỷ sản khi bị bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở giai đoạn chuyển nặng là A. bơi lờ đờ, da tối màu. B. bơi lội hỗn loạn và không định hướng. C. giảm ăn, da tối màu. D. ăn mất kiểm soát, bơi lờ đờ. Câu 23. Khi nói về bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở thuỷ sản, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tác nhân gây bệnh là virus. B. Tác nhân gây bệnh thường kí sinh trong nội tạng của thuỷ sản. C. Bệnh thường xuất hiện và gây hại chủ yếu trong mùa đông.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.