Content text PHẦN III TRẢ LỜI NGẮN HỆ SINH THÁI PHẦN 1 - HS.docx
PHẦN III: CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Cho các nhận định sau về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, có bao nhiêu nhận định đúng? 1.Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng lượng cho chúng. 2. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. 3. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. 4. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. 5. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Đáp án Câu 2. Có bao nhiêu hoạt động dưới đây của con người nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? 1.Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. 2. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. 3. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. 4.Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. 5.Bảo vệ các loài thiên địch. 6. Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Đáp án Câu 3. Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau, chuỗi thức ăn này có bao nhiêu bậc dinh dưỡng? Đáp án Câu 4. Một quần xã có các sinh vật sau: 1. Tảo lục đơn bào. 2.Cá quả. 3.Bèo hoa dâu, 4. Tép. 5.Cá rô. 6.Cá mè trắng, 7. Rau muống. 8 Cá trắm cỏ. Biết rằng: thức ăn của tép và cá mè trắng chủ yếu là tảo lục đơn bào, cá quả và cá rô ăn tép, còn cá trắm cỏ chủ yếu ăn bèo hoa dâu và rau muống. Trong các sinh vật trên, có bao nhiêu loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2? Đáp án Câu 5. Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ. Từ mô tả này, hãy cho biết có bao nhiêu chuỗi thức ăn? Đáp án Câu 6. Cho sơ đồ lưới thức ăn, có bao nhiêu loài là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
Câu 10. Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này. Loài L tham gia vào bao nhiêu chuỗi thức ăn khác nhau? Đáp án Câu 11. Cho các phát biểu sau đây về hệ sinh thái và các yếu tố liên quan, hãy viết liền các số tương ứng với những nhận định đúng (sắp xếp số thứ tự tăng dần từ bé đến lớn). (1) Trong quần thể sinh vật, một loài có thể tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác nhau. (2) Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp. (3) Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ. (4) Mỗi lưới thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của lưới. Đáp án Câu 12. Cho chuỗi thức ăn sau đây: Thực vật nổi Động vật không xương sống Cá nhỏ Cá lớn. Cho các nhận định sau đây, hãy viết liền các số tương ứng với những nhận định đúng (sắp xếp số thứ tự tăng dần từ bé đến lớn). (1) Bậc dinh dưỡng cấp 4 là cá lớn. (2) Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cá lớn. (3) Có 4 mắt xích trong chuỗi thức ăn trên. (4) Sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn trên là thực vật nổi. Đáp án Câu 13. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, cho các phát biểu sau, hãy viết liền các số tương ứng với những nhận định sai (sắp xếp số thứ tự tăng dần từ bé đến lớn). (1) Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. (2) Khi thành phần loài trong quần xã thay đổỉ thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. (3) Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. (4) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. Đáp án Câu 14. Cho các thành phần sau đây: (1). Sinh vật sản xuất; (2). Sinh vật tiêu thụ; (3). Sinh vật phân giải; (4). Các chất vô cơ; (5).ánh sáng; (6) nhiệt độ; (7)nồng độ pH (8). Các chất hữu cơ. Hãy cho biết có bao nhiêu thành phần nêu trên cấu trúc nên hệ sinh thái? Đáp án Câu 15. Xét các sinh vật sau: (1). Nấm rơm; (2). Dương xỉ; (3). Vi khuẩn hoại sinh; (4). Rêu bám trên cây; (5). Nấm linh chi. Hãy cho biết có bao nhiêu sinh vật có chức năng tạo ra nguồn chất hữu cơ đầu tiên trong hệ sinh thái ? Đáp án
Câu 16. Cho các cấp tổ chức sống sau: (A). Quần thể; (B). Quần xã; (C). Hệ sinh thái. Hãy cho