Content text 6. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử THPT Hàm Rồng - Thanh Hóa - có lời giải.docx
B. Góp phần xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển. C. Là tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực Đông Nam Á. D. Giải quyết được sự chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước. Câu 24. Các đại biểu đều nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đó là quyết định của A. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16 - 8 - 1945). B. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (15 - 8 - 1945). C. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4 - 1945). D. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935. PHẦN II (4 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tháng 1 năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 của BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam được tiến hành tại Hà Nội. Hội nghị đã phân tích đặc điểm tình hình mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội miền Nam từ sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc. Hội nghị chỉ rõ “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. (Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Đại cương Lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 990.) a) Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là vì lực lượng vũ trang ở miền Nam đã lớn mạnh. b) Phương thức đấu tranh cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang. c) Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, tư sản dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. d) sự khủng bố của chính quyền Sài Gòn đòi hỏi cách mạng phải tiến lên hình thức cao hơn. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.25) a) Cách mạng tháng Tám (1945) là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mở ra kỉ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. b) Đảng Cộng sản Đông Dương có vai trò to lớn trong lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công. c) Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống thực dân của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. d) Đoạn tư liệu đã phản ánh nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt nam. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau “ Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) thế giới đã kết thúc thời kỳ thế giới hai cực, chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, mở ra một thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu thực sự với sự chuyển đổi của hầu hết các quốc gia đã từng là XHCN, các quốc gia đang phát triển sang kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế hòa bình, hợp tác phát triển đã trở thành xu thế chính của thời đại. Đây là đặc trưng cực kỳ quan trọng. (Võ Đại Lược: Những vấn đề lớn về toàn cầu hoá kinh tế, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9(125)-2006, tr.9.) a) Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh mở ra xu thế toàn cầu hóa và một thời kỳ hội nhập quốc tế toàn cầu thực sự. b) Chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội đã đưa đến sự xác lập của trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm. c) Hòa bình, hợp tác và phát triển là dòng chảy chính của thời đại, phổ biến của sự phát triển thế giới.