Content text REVIEW-S2.10.-THẬN-TIẾT-NIỆU.docx
I - GIẢI PHẪU, SINH LÝ 1. BN kẹt sỏi 1/3 niệu quản dưới, sẽ có triệu chứng: a. Đau điểm niệu quản trên b. Đau điểm niệu quản giữa c. Đau điểm niệu quản dưới (bình thường không khám điểm đau niệu quản dưới. Chỉ gặp khi thăm trực tràng) 2. Liên quan của mặt sau thận qua lớp mỡ cạnh thận là: (TK chậu hạ vị, TK chậu bẹn, TK dưới sườn) a. TK thẹn b. TK chậu hạ vị c. TK dưới hoành 3. Sai về cổ bàng quang: a. Có 1 lỗ, là lỗ niệu quản trong (lỗ niệu đạo trong) b. Cổ bàng quang nam tiếp xúc trực tiếp tiền liệt tuyến c. Cổ bàng quang nữ nằm trên hoành niệu dục (hoành niệu dục = cơ đáy chậu và lớp mạc) 4. Nephron có các chức năng sau đây: a. Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể. b. Lọc các chất không cần thiết ra khỏi máu và tái hấp thu các chất cần thiết trở lại máu. c. Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể, tái hấp thu các chất cần thiết trở lại máu. d. Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể, tái hấp thu nước trở lại máu. 5. Vì sao người ta tính độ thanh thải của creatinin? a. Lọc hoàn toàn, không tái hấp thu (có bài tiết 1 lượng nhỏ) b. Là chất chuyển hóa nội sinh 6. Aldosteron gây ảnh hưởng lớn nhất lên: (ADH ống góp, Aldosterone ống lượn xa) a. Tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần. b. Tái hấp thu Na+ ở phần dày quai Henlé c. Tái hấp thu Na+ ở ống góp d. Tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa 7. Tái hấp thu glucose theo cơ chế: A. Vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+) ở bờ diềm bàn chải vào trong tế bào, sau đó khuếch tán thuận hoá qua bờ bên và bờ đáy. (đồng vận chuyển: SGLT2, khuếch tán thuận hóa: GLUT2) B. Vận chuyển tích cực thứ phát (vận chuyển ngược với Na+) ở bờ diềm bàn chải vào trong tế bào, sau đó khuếch tán thuận hoá qua bờ bên và bờ đáy C. Khuếch tán thuận hoá qua bờ diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+) qua bờ bên và bờ đáy. D. Khuếch tán thuận hoá qua bờ diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực thứ phát (vận chuyển ngược với Na+) qua bờ bên và bờ đáy. 8. Tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần theo cơ chế: a. Vận chuyển tích cực nguyên phát từ lòng ống vào tế bào, khuếch tán thuận hoá từ tế bào vào dịch kẽ. b. Khuếch tán đơn thuần từ lòng ống vào tế bào, vận chuyển tích cực thứ phát từ tế bào vào dịch kẽ.
c. Khuếch tán thuận hoá từ lòng ống vào tế bào, vận chuyển tích cực nguyên phát từ tế bào vào dịch kẽ. (lòng ống: thuận chiều nồng độ Khuếch tán thuận hóa. Tế bào vào dịch kẽ: Kênh Na-K ATPase) d. Vận chuyển tích cực nguyên phát từ lòng ống vào tế bào, vận chuyển tích cực thứ phát từ tế bào vào dịch kẽ. 9. Ở một phụ nữ khả năng thải của thận đối với glucose là 350mg/min thì lượng glucose bị mất theo nước tiểu là: (GFR x [P] – Tm Lượng glucose bài xuất) a. 0 mg/min b. 50 mg/min. c. 220 mg/min. d. 225 mg/min. 10. Khi có rối loạn thăng bằng acid-base thì: a. Thận sẽ đưa pH trở lại hoàn toàn bình thường sau vài giây (hệ đệm: vài giây, hô hấp: vài phút – vài giờ, thận: vài ngày) b. Thận sẽ đào thải tới 1000mMol acid hoặc base mỗi ngày. (500) c. Thận sẽ đưa pH trở lại bình thường sau vài ngày. d. Thận điều chỉnh pH nhanh nhưng không hoàn toàn về bình thường. SGK sinh lý: (ý B) 11. Một người bình thường sau khi uống 1000ml NaCl 0,9% thì (dịch đẳng trương) a. Thể tích nước tiểu tăng b. áp suất thẩm thấu của nước tiểu tăng. (áp suất thẩm thấu nước tiểu dao động) c. áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng. (không đổi) d. Tăng bài tiết ADH. (không kích thích) 12. Aldosteron trong máu tăng dẫn đến a. Tăng tái hấp thu ion HCO3- ở ống thận. b. Tăng tái hấp thu ion Na+ và bài tiết ion K+ ở ống thận. c. Tăng thể tích nước tiểu. d. Tăng lưu lượng lọc ở cầu thận. II - MÔ PHÔI, VI SINH 1. Xét nghiệm cần làm để chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn tiết niệu a. Cấy xác định vi khuẩn nước tiểu b. Cấy đếm số lượng vi khuẩn trong 1ml nước tiểu c. X Lấy 1 / 10uL nước tiểu 10 5 /L