Content text CHỦ ĐỀ 15. SINH QUYỂN.docx
4 Trả lời: - Sự thay đổi thảm thực vật theo vĩ độ: từ xích đạo về cực thảm thực vật thay đổi lần lượt là rừng nhiệt đới - xavan - hoang mạc, bán hoang mạc - thảo nguyên ôn đới - rừng lá rộng ôn đới - rừng hỗn hợp - rừng lá kim - đài nguyên - hoang mạc cực. - Sự thay đổi thảm thực vật theo độ cao: càng lên cao lượng nhiệt ẩm và các chất dinh dưỡng càng thay đổi làm thảm thực vật thay đổi theo, từ thấp lên cao lần lượt là rừng nhiệt đới - rừng lá rộng ôn đới - rừng lá kim - đài nguyên - băng tuyết. Câu 7: Hãy cho biết điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật nhu thế nào? Trả lời: - Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, ánh sáng,… + Nhiệt độ: Loài cây ưa nhiệt phân bố ở vùng nhiệt đới, loài chịu lạnh phân bố ở vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao lạnh giá. + Ánh sáng: Tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh (Cây ưa sáng phát triển ở nơi có đầy đủ ánh sáng, cây ưa bóng sống trong bóng râm, dưới tán lá cây khác). - Nước: Nguyên liệu cho cây quang hợp, phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật Câu 8: Tìm hiểu và cho biết tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, còn cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên nước ta? Trả lời: - Cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ do: + Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, trong khi đó TDMNBB có khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có 1 mùa đông lạnh. + Diện tích đất feralit lớn. + Địa hình nhiều đồi thấp, thuận lợi để thành lập các vùng chuyên canh. + Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè (do chè là cây công nghiệp truyền thống của vùng). + Nguồn nước dồi dào với các hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Đà,… - Cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên do: + Khí hậu cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt (mùa khô thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản cà phê). + Địa hình với các cao nguyên cao trên 1000m, khí hậu rất mát mẻ.