Content text ĐỀ 10 - CK2 LÝ 11 - FORM 2025 (CV7991).docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 10 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 11 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Cường độ điện trường tại một điểm do một điện tích điểm gây ra tỉ lệ như thế nào với khoảng cách đến điện tích đó? A. Tỉ lệ thuận với khoảng cách. B. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. C. Tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách. D. Không phụ thuộc vào khoảng cách. Câu 2. Hai bản kim loại phẳng, song song, tích điện trái dấu tạo ra một điện trường đều. Khi tăng khoảng cách giữa hai bản mà giữ nguyên hiệu điện thế, cường độ điện trường sẽ A. tăng. B. giảm đi một nửa. C. không thay đổi. D. giảm. Câu 3. Một máy lọc nước sử dụng hiệu điện thế 12V để tạo ra điện trường đẩy các ion qua màng lọc. Biết điện tích của ion là q = 1,6.10 -19 C. Công của lực điện thực hiện khi đẩy mỗi ion qua màng lọc là A. B. C. D. Câu 4. Một học sinh sử dụng tụ điện có ghi thông số 25 V – 100 µF để lắp vào một mạch điện sử dụng nguồn điện 48 V. Sau một thời gian ngắn hoạt động, tụ điện phát ra tiếng nổ nhỏ và có khói bốc ra. Học sinh đã kiểm tra và xác nhận rằng tụ điện được lắp đúng chiều. Nguyên nhân nào dưới đây giải thích đúng hiện tượng xảy ra? A. Dòng điện qua tụ quá lớn, làm tụ nóng lên và phát nổ. B. Tụ bị đánh thủng do điện áp đặt vào vượt quá điện áp giới hạn ghi trên tụ. C. Tụ điện có điện dung nhỏ nên không chịu được dòng điện cao. D. Do các yếu tố môi trường xung quanh. Câu 5. Tốc độ trôi của các electron tự do trong vật dẫn kim loại được xác định bằng biểu thức A. B. C. D. Câu 6. Nguyên nhân cơ bản gây ra điện trở trong kim loại là do A. sự va chạm của electron tự do với các ion ở nút mạng tinh thể và các electron khác. B. cấu trúc mạng tinh thể của kim loại. C. nhiệt độ của kim loại thay đổi. D. chuyển động nhiệt của các electron tự do trong kim loại. Câu 7. Nếu ta ghép nối tiếp các nguồn điện giống nhau, ta sẽ thu được một bộ nguồn có A. suất điện động bằng với các nguồn có sẵn. B. suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn. C. điện trở trong lớn hơn các nguồn có sẵn. D. điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn. Câu 8. Công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích 4 C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là A. 6 V. B. 0,16 V. C. 20 V. D. 96 V. Câu 9. Trên nhãn của một ấm đun siêu tốc có ghi các thông số kỹ thuật, nhưng trong quá trình vận chuyển, nhãn dán bị trầy xước khiến một số thông tin bị mất. Tuy nhiên, vẫn còn đọc được một dòng ghi “1850 W”. Hãy cho biết 1850 W có ý nghĩa là gì?
Thiết bị điện Công suất (W) Thời gian sử dụng mỗi ngày (h) Số lượng Máy trộn thực phẩm 1500 4 1 Hệ thống chiếu sáng (đèn LED) 20 10 50 Máy lạnh bảo quản thực phẩm 2000 24 1 Quạt hút mùi công nghiệp 300 8 2 Máy tính văn phòng và điều khiển 250 8 2 Biết rằng tháng đó có 30 ngày và giá điện trung bình là 2.500đ/kWh. a. Máy lạnh bảo quản thực phẩm là thiết bị tiêu tốn điện năng nhiều nhất. b. Tổng chi phí tiền điện của toàn bộ nhà máy trong tháng đó là 3.750.000đ. b. Nếu thay hệ thống 50 đèn LED hiện tại thành loại thành 50 bóng đèn 10W tiết kiệm điện hơn (vẫn đảm bảo độ sáng) thì số tiền tiết kiệm được trong 1 tháng là 500.000đ. d. Nếu nhà máy sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất 5000 W, hoạt động 8 giờ/ngày với hiệu suất 20% thì có thể cung cấp 11% lượng điện năng tiêu thụ mỗi tháng. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 3 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 2 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F. Hằng số điện môi của dầu là bao nhiêu? Câu 2. Khi bay qua 2 điểm A và B trong điện trường, electron tăng tốc, động năng tăng thêm 300 eV (1 eV = 1,6.10 -19 J). Hiệu điện thế giữa A và B bằng bao nhiêu V? Câu 3. Một dây nhôm dài 5 m, tiết diện tròn đều đường kính 1 mm, dẫn dòng điện cường độ 5 A. Biết khối lượng riêng của nhôm , nguyên tử khối của nhôm A = 27 amu và mỗi nguyên tử nhôm có 3 electron tự do. Tốc độ trôi của electron tự do trong dây dẫn bằng bao nhiêu mm/s? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Câu 4. Bóng đèn huỳnh quang công suất 30 W chiếu sáng tương đương với bóng đèn dây tóc công suất 120 W. Nếu trung bình một ngày thắp sáng 6 giờ trong một tháng (30 ngày), thay bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn huỳnh quang sẽ tiết kiệm được x số điện. Giá trị của x là bao nhiêu? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,5 điểm). Một thợ cơ khí đang sử dụng máy hàn điện để sửa chữa khung sắt xe đạp. Dây hàn bằng kim loại dài 5m, có tiết diện tròn đều đường kính 7 mm. Khi hàn, máy tạo ra dòng điện có cường độ 150 A chạy qua dây hàn. Biết dây được làm bằng đồng và có mật độ electron tự do Thời gian 1 lần chấm hàn t = 5s. a) Số electron tự do dịch chuyển qua dây hàn trong một lần chấm hàn. (0,5 điểm) b) Tốc độ trôi của electron trong dây hàn. (0,5 điểm) c) Vì sao khi dòng điện rất mạnh chạy qua dây dẫn, sợi dây vẫn không tan chảy ngay lập tức? Biết các dây cáp hàn thường có tiết diện lớn hơn nhiều so với dây dẫn thông thường. (0,5 điểm) Câu 2 (1,5 điểm). Một mạch điện gồm 2 nguồn giống nhau và các điện trở được mắc như hình bên. a. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. (0,5 điểm) b. Số chỉ ampere kế. (0,5 điểm) c. Cường độ dòng điện chạy qua R 3 . (0,5 điểm)
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Cường độ điện trường tại một điểm do một điện tích điểm gây ra tỉ lệ như thế nào với khoảng cách đến điện tích đó? A. Tỉ lệ thuận với khoảng cách. B. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. C. Tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách. D. Không phụ thuộc vào khoảng cách. Hướng dẫn giải Cường độ điện trường do điện tích gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r: Câu 2. Hai bản kim loại phẳng, song song, tích điện trái dấu tạo ra một điện trường đều. Khi tăng khoảng cách giữa hai bản mà giữ nguyên hiệu điện thế, cường độ điện trường sẽ A. tăng. B. giảm đi một nửa. C. không thay đổi. D. giảm. Hướng dẫn giải Cường độ điện trường giữa hai bản kim loại đặt song song, tích điện trái dấu: . Khi d tăng, U giữ nguyên thì cường độ điện trường sẽ giảm. Câu 3. Một máy lọc nước sử dụng hiệu điện thế 12V để tạo ra điện trường đẩy các ion qua màng lọc. Biết điện tích của ion là q = 1,6.10 -19 C. Công của lực điện thực hiện khi đẩy mỗi ion qua màng lọc là A. B. C. D. Hướng dẫn giải Công của lực điện: Câu 4. Một học sinh sử dụng tụ điện có ghi thông số 25 V – 100 µF để lắp vào một mạch điện sử dụng nguồn điện 48 V. Sau một thời gian ngắn hoạt động, tụ điện phát ra tiếng nổ nhỏ và có khói bốc ra. Học sinh đã kiểm tra và xác nhận rằng tụ điện được lắp đúng chiều. Nguyên nhân nào dưới đây giải thích đúng hiện tượng xảy ra? A. Dòng điện qua tụ quá lớn, làm tụ nóng lên và phát nổ. B. Tụ bị đánh thủng do điện áp đặt vào vượt quá điện áp giới hạn ghi trên tụ. C. Tụ điện có điện dung nhỏ nên không chịu được dòng điện cao. D. Do các yếu tố môi trường xung quanh. Hướng dẫn giải Hiệu điện thế đặt vào hai đầu tụ điện lớn hơn hiệu điện thế tối đa của tụ nên xảy ra hiện tượng “thủng tụ”. Câu 5. Tốc độ trôi của các electron tự do trong vật dẫn kim loại được xác định bằng biểu thức A. B. C. D. Hướng dẫn giải Tốc độ trôi của các electron tự do trong vật dẫn kim loại: Câu 6. Nguyên nhân cơ bản gây ra điện trở trong kim loại là do A. sự va chạm của electron tự do với các ion ở nút mạng tinh thể và các electron khác. B. cấu trúc mạng tinh thể của kim loại. C. nhiệt độ của kim loại thay đổi. D. chuyển động nhiệt của các electron tự do trong kim loại. Hướng dẫn giải Nguyên nhân cơ bản gây ra điện trở trong kim loại là do sự va chạm của electron tự do với các ion ở nút mạng tinh thể. Câu 7. Nếu ta ghép nối tiếp các nguồn điện giống nhau, ta sẽ thu được một bộ nguồn có A. suất điện động bằng với các nguồn có sẵn. B. suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.