Content text 43. THPT Chuyên Lê Quý Đôn - BR-VT (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx
SỞ GD&ĐT TỈNH BR-VT CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 2 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN (Đề thi có 05 trang) ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:…………………………………………… Số báo danh:………………………………………………. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN CHỌN Câu 1: Đơn vị của tiến hóa nhỏ là: A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. quần xã. Câu 2: Tập hợp kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene tương ứng với phạm vi biến đổi của các điều kiện môi trường sống khác nhau được gọi là: A. mức phản ứng. B. biến dị tổ hợp. C. sự tương tác giữa kiểu gene và kiểu hình. D. thể đột biến. Câu 3: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua A. miền lông hút. B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành. Câu 4: Trên lá cây, khí khổng phân bố ở A. Chỉ phân bố ở mặt dưới của lá. B. Chỉ phân bố ở mặt trên của lá. C. Phân bố ở mặt trên, mặt dưới hoặc cả 2 mặt tùy thuộc vào từng loài cây. D. Luôn luôn phân bố ở cả mặt dưới và mặt trên của lá. Câu 5: Sự thay đổi tần số allele của quần thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên như lũ lụt, hạn hán làm giảm số lượng cá thể của quần thể được gọi là A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. dòng gene. D. phiêu bạt di truyền. Câu 6: Cấu trúc và hình thái của chi trước ở một số loài thú được mô tả ở hình bên. Phát biểu nào sau đây phù hợp nhất với hình? ĐỀ THAM KHẢO 1
B. Những con cá sống trong ao cá Bác Hồ. C. Những con ốc bươu vàng sống trong một ruộng lúa. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. Câu 10: Trong quá trình phân bào, khi một cặp NST không phân ly có thể gây ra dạng đột biến nào? A. Đa bội lẻ. B. Tự đa bội. C. Lệch bội. D. Đột biến điểm. Câu 11: Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể phát triển thuận lợi. C. khoảng cực thuận, phù hợp nhất cho sự phát triển của mọi loài sinh vật. D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại nhưng năng lượng bị hao tổn nhiều. Câu 12: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật A. đảm bảo duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường. B. thường làm cho quần thể suy thoái đến mức diệt vong. C. chỉ xảy ra ở các cá thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. D. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp. Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gene ở sinh vật nhân sơ, gene điều hòa có vai trò nào sau đây? A. Nơi tiếp xúc với enzyme RNA polymerase. B. Mang thông tin quy định protein ức chế. C. Mang thông tin quy định enzyme RNA polymerase. D. Nơi liên kết với protein ức . Câu 14: Xét một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền có 2 alen A và a, trong đó có 4% gene aa. Tần số tương đối của allele A và allele a trong quần thể đó là: A. 0,6 A ; 0,4 a. B. 0,8 A ; 0,2 a. C. 0,84 A ; 0,16 a. D. 0,64 A ; 0,36 a. Câu 15: Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của A. Lai hai tế bào xoma. B. Dùng kĩ thuật vi tiêm. C. Gây đột biến nhân tạo. D. Công nghệ DNA tái tổ hợp. Câu 16: Sự biến đổi từ NST ban đầu (hình a) thành NST sau đột biến (hình b).