Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 9 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 09 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Để tìm hiểu vai trò của nhân tế bào, người ta tiến hành loại bỏ nhân của tế bào trứng của cá thể (A), sau đó, thay bằng nhân của tế bào soma của cá thể (B). Nuôi cấy tế bào chuyển nhân cho phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể mới này có đặc điểm nào sau đây? A. Mang phần lớn đặc điểm của cá thể (B). B. Hoàn toàn giống cá thể (B). C. Mang phần lớn đặc điểm của cá thể (A). D. Hoàn toàn giống cá thể (A). Câu 2. Quá trình vận chuyển chủ động các qua màng sinh chất cần sử dụng dạng năng lượng nào sau đây? A. ATP. B. ADP. C. NADP + . D. FADH 2 . Câu 3. Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào: A. Ánh sáng. B. Phân bón. C. Nước. D. Nhiệt độ. Câu 4. Hình bên mô tả 4 loại nucleotide cấu tạo nucleic acid. Cặp nucleotide nào sau đây có thể liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen trong phân tử DNA mạch kép A. (4) và (2). Β. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (3) và (4) Câu 5. Dạng đột biến cấu trúc NST có thể dẫn đến một số gene của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác là A. lặp đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. đảo đoạn. Câu 6. Bằng chứng tiến hóa trực tiếp là A. hóa thạch. B. sinh học phân tử. C. giải phẫu so sánh. D. tế bào học. Câu 7. Nhân tố nào sau đây thường làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể với tốc độ chậm nhất? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Phiêu bạt di truyền. D. Dòng gene. Câu 8. Khi nói về điểm khác nhau giữa quá trình tái bản ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ, nhận định nào sau đây đúng? A. Có sự hình thành các đoạn Okazaki. B. Trên mỗi phân tử DNA có nhiều điểm khởi đầu của quá trình tái bản. C. Enzyme DNA polymerase không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA. D. Sử dụng tối đa 8 loại nucleotide làm nguyên liệu. Câu 9. Khi thực hiện phép lai giữa hai cây hoa mõm chó thuần chủng có hoa màu đỏ và màu trắng với nhau thu được F 1 toàn cây có hoa màu hồng. Cho F 1 tự thụ phấn, thu được F 2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Có thể kết luận tính trạng màu hoa do A. một gene có 2 allele trội, lặn hoàn toàn quy định. B. một gene có 2 allele trội, lặn không hoàn toàn quy định. C. một gene có 2 allele đồng trội quy định. D. hai gene, mỗi gene có 2 allele cùng quy định.
Câu 10. Cho hỗn hợp I gồm DNA polymerase, DNA mồi, DNA mạch kép làm khuôn tái bản. Người ta tiến hành hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Trộn hỗn hợp I với dung dịch chứa 4 loại nucleotide A, T, G, C bình thường. - Thí nghiệm 2: Trộn hỗn hợp I với dung dịch chứa 4 loại nucleitide A, T, G, C bình thường và 4 loại nucleotide A, T, G, C đều không có nhóm 3’ OH tự do. Nhận định nào sau đây về kết quả thí nghiệm trên là sai? A. Thí nghiệm 1 thu được các sợi DNA kép có kích thước giống nhau. B. Thí nghiệm 2 thu được các sợi DNA kép có kích thước khác nhau. C. Cả hai thí nghiệm đều thu được các sợi DNA đơn. D. Cả hai thí nghiệm đều thu được các sợi DNA kép. Câu 11. Hầu hết gen ở sinh vật nhân thực có cấu trúc phân mảnh, xen giữa các trình tự mã hóa (exon) là các trình tự không mã hóa (intron). Hình bên biểu thị quá trình biểu hiện của một gen mã hóa protein điển hình. Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình trên? A. Tỉ lệ giữa thành phần purine và pyrimidine ở (1) và (2) có tính đặc trưng cho từng cá thể. B. Tất cả các giai đoạn giữa (1) và (4) diễn ra trong nhân tế bào. C. Phân tử mRNA được tạo ra ở giai đoạn (4) có chiều dài bằng với chiều dài của gene mã hóa nó. D. Số lượng amino acid ở (5) tỉ lệ tuyến tính với số lượng nucleotide ở (3). Câu 12. Ở gà, protein globin được tổng hợp ở phôi giai đoạn 14 ngày nhưng không được tổng hợp ở tế bào bạch cầu. Người ta tiến hành các thí nghiệm (TN1, TN2, TN3, TN4) theo 4 bước như ở bảng 12. Bảng 12. Các bước thí nghiệm Mẫu thí nghiệm Tế bào phôi 14 ngày Tế bào bạch cầu Các thí nghiệm TN1 TN2 TN3 TN4 Bước 1: Tách nhân, loại bỏ màng nhân + + + + Bước 2: Xử lý với DNAase + - + - Bước 3: Tinh sạch DNA + + + + Bước 4: Cắt bằng enzyme giới hạn BamHI + + + + Chú thích: (+) Có thực hiện bước thí nghiệm, ( – ) không thực hiện bước thí nghiệm Kết quả cho thấy, TN1 không có các đoạn DNA có kích thước 4,6 kb (1kb = 1000 cặp nucleotide), còn các thí nghiệm TN2, TN3, TN4 đều có đoạn DNA có kích thước 4,6 kb. Biết rằng đoạn DNA chứa gene mã hóa globin được cắt bằng enzyme giới hạn BamHI có kích thước 4,6 kb, enzyme DNAase chỉ phân hủy được DNA tại vị trí không liên kết với protein. Giải thích nào sau đây là đúng cho kết quả thí nghiệm trên? A. Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận đoạn DNA 4,6 kb đã bị phân hủy ở bạch cầu, còn ở phôi thì không bị phân hủy. B. Sau khi DNA đã loại bỏ protein được xử lí bằng BamHI, TN2, TN3, TN4 đều có đoạn DNA 4,6 kb chứng tỏ BamHI cắt ở hai đầu của gene mã hóa globin. C. Gene mã hóa globin không biểu hiện ở tế bào phôi (TN1), do DNA ở dạng tháo xoắn vùng không liên kết với protein bị phân hủy bởi DNAase. D. TN3 có kết quả giống TN 4 do gene ở tế bào bạch cầu đang ở dạng tháo xoắn nên không bị phân hủy bởi DNAase.