Content text Bài 5 - Đặc điểm nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao.pdf
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 1 Giáo án chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức Giáo viên giảng dạy: Lớp dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: CHUYÊN ĐỀ 2 - TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI Bài 5 - ĐẶC ĐIỂM NHÌN THẤY CỦA MỘT SỐ THIÊN THỂ TRÊN NỀN TRỜI SAO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh và thủy tinh trên nền trời sao. - Nêu được đặc điểm mô hình nhật tâm của Copernic. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho nhóm, tích cực suy luận để đưa ra các câu trả lời trong quá trình GV định hướng nội dung học tập. - Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. - Năng lực hoạt động nhóm. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập, hình thành và kết nối các ý tưởng để giải quyết các vấn đề như thiết kế sơ đồ tư duy. b. Năng lực đặc thù môn học - Nêu được đặc điểm cơ bản về hệ Mặt Trời và mô hình Nhật tâm của Copernic. - Nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt trời, Mặt Trăng, Kim tinh và Thủy tinh trên nền trời sao. - Vận dụng mô hình nhật tâm của Copernicus giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt trời, Mặt Trăng, Kim tinh và Thủy tinh trên nền trời sao. 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan. - Có tác phong làm việc của nhà khoa học. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Mô hình hệ Mặt Trời gồm Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời (đèn chiếu chùm sáng). - Mô hình quan sát Mặt Trăng. - Một số phần mềm mô phỏng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời: Solar System 3D Simulator; mozaweb... - Một số hình ảnh, video về hình ảnh Mặt Trăng và các hành tinh quan sát được từ Trái Đất. - Phiếu học tập.
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 2 Giáo án chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hình số Tên hình Hướng xuất hiện (Đông, Tây, Nam, Bắc) Thời điểm xuất hiện (Đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, lúc đang mọc, lúc đang lặn) 1 2 3 4 5 6 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nội dung Mô tả của nhóm Cấu trúc của hệ Mặt Trời Tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời tính từ Mặt Trời ra xa Đặc điểm chuyển động của các hành tinh (quỹ đạo, chiều chuyển động, mp quỹ đạo) Đặc điểm cấu tạo của một số hành tinh Một số đặc điểm khác của hệ Mặt Trời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nội dung Mô tả của nhóm Cấu trúc mô hình Mặt Trăng- Trái Đất- Mặt Trời Chu kì của Mặt Trăng và hình ảnh Mặt Trăng quan sát được vào một số thời điểm trong tháng (Đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng...) Đặc điểm chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất có thể quan sát được các pha Trăng (Quỹ đạo, chiều chuyển động, mp quỹ đạo) 2. Học sinh - Ôn lại những vấn đề đã được học về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời đã học sách KHTN6. - SCĐ vật lí 10, vở ghi bài, giấy nháp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bảng tóm tắt tiến trình dạy học Hoạt động (thời gian) Nội dung (Nội dung của hoạt động dạy) Phương pháp, kỹ thuật học chủ đạo Phương án đánh giá
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: 4 Giáo án chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức Sử dụng 6 hình ảnh về Mặt Trời mọc và lặn, Mặt trời ở giữa trưa, Mặt Trăng đầu tháng, cuối tháng, giữa tháng. Có thể lựa chọn một số hình ảnh nhìn thấy của Mặt Trăng từ Trái Đất trong các hình ảnh sau: - HS tiếp nhận vấn đề cần nghiên cứu từ GV. c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và ghi chép của học sinh. Hình số Tên hình Hướng xuất hiện (Đông, Tây, Nam, Bắc) Thời điểm xuất hiện (Đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, lúc đang mọc, lúc đang lặn) 1 Trăng tròn Giữa tháng 2 Mặt Trời mọc Đông Buổi sáng 3 Mặt Trời giữa trưa Nam (quan sát ở Bắc bán cầu) Bắc (quan sát ở Nam bán cầu) Buổi trưa 4 Trăng bán nguyệt Tây Đông Đầu tháng Cuối tháng 5 Mặt Trời lặn Tây Buổi chiều 6 Không Trăng Cuối tháng d. Tổ chức thực hiện: Bước thực hiện Nội dung các bước Bước 1 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - GV tạo 4 nhóm HS. Bố trí giấy A4 hoặc bảng phụ , bút dạ ghi cho các nhóm - Yêu cầu HS thảo luận nhóm xác định thời điểm quan sát được Mặt Trời, Mặt Trăng, có hình dạng như hình chiếu trên slide. - Chiếu hình ảnh Mặt Trời lúc hoàng hôn, bình minh, giữa trưa và Mặt Trăng khuyết, tròn, bán nguyệt. Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 Bước 3 Báo cáo kết quả và thảo luận - Các nhóm quan sát hình ảnh, thảo luận các nội dung theo hướng dẫn của GV viết đáp án lên giấy A4 hoặc bảng giơ lên, nhóm nào nhanh nhất và đúng sẽ chiến thắng. - Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của nhóm đã trả lời. Bước 4 - Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Kết thúc trò chơi giáo viên đặt câu hỏi: