PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 1 - ÔN TẬP CHƯƠNG 1 - GV.docx

ĐỀ ÔN TẬP CHƯƠNG I Môn: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Nhiệt độ vào một ngày mùa hè ở Hà Nội là 35°C. Nhiệt độ đó tương ứng với bao nhiêu độ K? A. 378 K. B. 280 K. c. 238 F. D. 308 K. Hướng dẫn 35 0 C = 35 + 273 = 308 K Câu 2. Nhiệt lượng cần phải cung cấp cho một đơn vị khối lượng của một chất để nhiệt độ của chất đó tăng lên một độ trong quá trình truyền nhiệt gọi là A. nhiệt dung riêng. B. nhiệt nóng chảy riêng. C. nhiệt hoá hơi. D. nhiệt hoá hơi riêng. Câu 3. Ở miền Bắc nước ta, vào cuối mùa đông, hiện tượng nồm ẩm thường xảy ra gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày và sức khoẻ con người. Quần áo phơi trong những ngày nồm ẩm mất nhiều thời gian hơn để khô so với những ngày khô ráo. Nguyên nhân là do A. độ ẩm trong không khí cao làm giảm tốc độ bay hơi của nước từ bề mặt vải của quần, áo. B. độ ẩm trong không khí cao nên nước không bay hơi từ bề mặt vải của quần, áo. C. nhiệt độ môi trường thấp nên nước không bay hơi từ bề mặt vải của quần, áo. D. nhiệt độ môi trường thấp nên quần áo hấp thụ thêm hơi nước từ không khí và nước từ bề mặt vải của quần, áo không bay hơi. Câu 4. Một học sinh dùng một sợi dây buộc một vật có khối lượng 500 kg đang rơi qua ròng rọc vào trục bánh guồng. Học sinh này đặt hệ thống vào một bể chứa 25 kg nước cách nhiệt tốt. Khi vật rơi xuống sẽ làm cho bánh guồng quay và khuấy động nước (Hình 1). Nếu vật rơi một khoảng cách thẳng đứng 100 m với vận tốc không đổi thì nhiệt độ của nước tăng bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 24,20 kJ/(kgK),9,81 m/sg . A. 15 K . B. 4,7 K . C. 6,1 K . D. 18 K . Hướng dẫn Vì vật rơi với vận tốc không đổi nên độ giảm thế năng của nó dùng để làm tăng nhiệt độ cho bình nước:   2 3 9,81 m/s100m500kg 4,7 K. (25kg)4,210 J/(kgK) mgh mghcmTT mc    Câu 5. Một vật được làm lạnh từ 25C xuống 5C. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi bao nhiêu kelvin? A. 15 K. B. 20K. C. 11 K. D. 18K. Hướng dẫn + Từ công thức chuyển đổi: 7(K) = t(°C) + 273 —> Tt;t52520T20K + Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi 20 K. Câu 6. Một bình đựng nước ở 0,00C. Người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là 53,3.10J/kg và Hình 1
nhiệt hoá hơi riêng ở nước là 62,48.10J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tỉ số giữa khối lượng nước bị hoá hơi và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là A. 0,12. B. 0,84. C. 0,16. D. 0,07. Hướng dẫn Khi hút hết hơi nước làm giảm nhiệt độ của chất lỏng làm cho quá trình bốc hơi nhanh hơn, làm cho nước đông đặc lại. Gọi m và m’ lần lượt là khối lượng nước ban đầu và khối lượng nước bị hoá hơi. Nhiệt lượng làm hoá hơi hoàn toàn khối lượng nước m’ bằng nhiệt lượng làm đông đặc hoàn toàn khối lượng nước (m - m’). Ta có: 5 nh56 m'3,3.10 QQ(mm')m'L0,12 mL3,3.102,48.10    Câu 7. Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thế khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Khi xoa cồn vào da, ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó vì cồn A. thu nhiệt lượng từ cơ thể qua chỗ da đó để bay hơi. B. khi bay hơi tỏả nhiệt lượng vào chỗ da đó. C. khi bay hơi kéo theo lượng nước chỗ da đó ra khỏi cơ thể. D. khi bay hơi tạo ra dòng nước mát tại chỗ da đó. Câu 8. Nhiệt lượng được truyền vào hỗn hợp nước đá để làm tan chảy một phần nước đá. Trong quá trình này, hỗn hợp nước đá A. thực hiện công. B. có nhiệt độ tăng lên. C. có nội năng tăng lên. D. thực hiện công, có nhiệt độ tăng và nội năng cũng tăng. Câu 9. Một quả bóng khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Lấy 2 98,/gms . Độ biến thiên nội năng của quả bóng trong quá trình trên bằng A.2,94J. B. 3,00J. C. 294J. D. 6,86J. Hướng dẫn Vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nội năng của bóng, sân và không khí: 12UWmghh2,94J Câu 10. Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”. B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”. C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”. D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”. Câu 11. Ứng dụng nào sau đây không phải là của sự hóa hơi? A. Máy điều hòa nhiệt độ. B. Thiết bị xử lí rác thải ứng dụng nhiệt hóa hơi. C. Nồi hấp tiệt trùng trong y học. D. Điều khiển từ xa. Câu 12. Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều giảm. D. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều tăng. Câu 13. Vật không thể có nhiệt độ thấp hơn A. 05C B. 100K C. 0250C D. 0273,15C Câu 14. Hình vẽ là đồ thị phác hoạ sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình tương ứng lần lượt là A. Đường (1) và đường (3). B. Đường (1) và đường (2). C. Đường (2) và đường (3). D. Đường (3) và đường (2). Câu 15. Đồ thị nào sau đây biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của viên nước đá ở 00C trong bình nhiệt lượng kế. A. Đồ thị (1). B. Đồ thị (2). C. Đồ thị (3). D. Đồ thị (4). Câu 16. Thiết bị nào sau đây không được sử dụng để đo nhiệt dung riêng của nước? A. Nhiệt lượng kế ( hình 1 ). B. Nhiệt kế ( hình 2 ). C. Cân điện tử ( hình 3 ). D. Biến trở ( hình 4 ). Câu 17. Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào? A. Nóng chảy và đông đặc. B. Hoá hơi và ngưng tụ. C. Nung nóng. D. Thăng hoa. Câu 18. Trong sơ đồ dưới đây, các vòng tròn nhỏ tượng trưng cho các phân tử, các mũi tên từ trái sang phải chỉ sự thay đổi cách sắp xếp các phân tử ở các thể khác nhau của chất. Phương án nào sau
đây là đúng? A. X là quá trình biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng, Y là quá trình biến đổi từ thể lỏng sang thể khí. B. X là quá trình biến đổi từ thể lỏng sang thể khí, Y là quá trình biến đổi từ thể khí sang thể lỏng. C. X là quá trình biến đổi từ thể rắn sang thể khí, Y là quá trình biến đổi từ thể khí sang thể lỏng. D. X là quá trình biến đổi từ thể khí sang thể lỏng, Y là quá trình biến đổi từ thể lỏng sang thể rắn. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.  Câu 1. Thực hiện thí nghiệm nung nóng một vật bằng thiếc ở áp suất 1 atm, người ta thu được sự thay đổi nhiệt độ của vật theo thời gian như hình bên. a) Nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là 232 °C . b) Giai đoạn (II) là giai đoạn thiếc đang nóng chảy. c) Trong giai đoạn (I), năng lượng nhiệt cung cấp cho vật không làm tăng nội năng của vật. d) Lực liên kết giữa các phân tử thiếc trong giai đoạn (III) lớn hơn lực liên kết giữa chúng trong giai đoạn (I). Hướng dẫn Phát biểu Đúng Sai a Nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là 232 °C . Đ b Giai đoạn (II) là giai đoạn thiếc đang nóng chảy. Đ c Trong giai đoạn (I), năng lượng nhiệt cung cấp cho vật làm tăng nội năng của vật. S d Lực liên kết giữa các phân tử thiếc trong giai đoạn (III) thể lỏng nhỏ hơn lực liên kết giữa chúng trong giai đoạn (I) thể rắn. S Câu 2. Một học sinh làm thí nghiệm đun nóng để làm 0,020 kg nước đá (thể rắn) ở 0C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 100C. Cho nhiệt nóng chảy riêng của nước đá ở 0C là 53,34.10J/kg;

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.