Content text 1. Giáo án "Tìm hiểu cảm xúc".pdf
Chương trình giảng dạy>Mẫu Giáo>Phần 1>Bài 1 Tìm hiểu Cảm xúc Tổng quan Bài học Trong câu chuyện này, “Là một thám tử cảm xúc”, những người bạn của Nhà vui chơi sử dụng manh mối để giúp tìm ra lý do tại sao Minh trông rất buồn. Những người bạn cùng nhau tìm ra vấn đề — Minh muốn sử dụng sơn màu tím nhưng không có. Sau đó, các bạn chia sẻ màu sơn của mình với Minh và tất cả vui vẻ sơn cùng nhau. Cho học sinh nghe câu chuyện và trao đổi thảo luận về tầm quan trọng của việc chú ý đến cảm xúc của người khác Mở truyện và đọc cùng học sinh. Sử dụng gợi ý thảo luận ở cuối để hỗ trợ cuộc đối thoại và giới thiệu chủ đề bài học. Tóm tắt Bài học Khả năng nhận biết chính xác cảm xúc của bản thân và người khác là điều quan trọng đối với học sinh trong việc quản lý hoặc định hướng cảm xúc của chính mình đồng thời tương tác thuần thục với người khác. Ở bài học này, học sinh sẽ thảo luận về những biển hiện cảm xúc trông như thế nào ở bên ngoài và cảm nhận như thế nào bên trong. Các em sẽ sử dụng phương pháp đóng vai để thực hành thể hiện các manh mối bên trong và bên ngoài nhằm xác định các cảm xúc khác nhau và qua đó cũng xác định cảm giác của mình và những người khác ra sao. Mục tiêu học tập • Học sinh nhận ra rằng cảm xúc có những manh mối từ bên trong lẫn bên ngoài. • Học sinh xác định cảm xúc của chính mình và cảm xúc của các bạn khác. • Học sinh hiểu rằng con người có thể cảm nhận và biểu hiện cảm xúc khác nhau. Năng lực CASEL • Tự nhận thức: Xác định cảm xúc của một người Tài liệu • Câu chuyện “Hãy là một nhà thám tử cảm xúc” • Hướng dẫn Tham khảo Biểu đồ Cảm xúc • Thẻ gương mặt cảm xúc (một bộ, cắt rời) Tốc độ Bài học Bài học này có thể được dạy trong một tiết học hoặc chia thành nhiều buổi học. Bạn có thể tham khảo Hướng Dẫn Soạn Giáo Án của chúng tôi để được hỗ trợ.
Phần 1: Chuẩn bị Khởi động và khơi dậy hứng thú. Hãy đứng lên, mỉm cười và nắm chặt tay nhau một cách hào hứng. Sử dụng giọng điệu để thể hiện sự phấn khích. Thầy/Cô rất mong đợi bắt đầu ngay hôm nay! Thầy/Cô rất vui khi được học với các em. Khi Thầy/Cô phấn khích, Thầy/Cô mỉm cười. Thầy/Cô cũng nhận thấy tim Thầy/Cô đập nhanh hơn và Thầy/Cô cảm thấy ấm áp trong lòng. Các em có nhận thấy điều gì khác về Thầy/Cô cho các em biết rằng Thầy/Cô đang cảm thấy phấn khích không? Ví dụ: Thầy/Cô đã nhanh chóng đứng dậy; Thầy/Cô đặt tay trước tim, Thầy/Cô cao giọng. Bây giờ hãy chỉ cho Thầy/Cô cách các em trông và nghe như thế nào khi các em phấn khích. [Dừng] Có nhiều cách bộc lộ sự phấn khích. Một vài cách các em thể hiện giống nhau và một số cách khác nhau. Giải thích cả lớp sẽ được học về cách nhận biết cảm xúc. Hôm nay chúng ta sẽ nói về cảm xúc hoặc những cảm giác như hạnh phúc, buồn bã, ngạc nhiên hoặc tức giận. [Sử dụng nét mặt để thể hiện từng cảm xúc khi bạn nói.] Cảm xúc thay đổi cách chúng ta cảm nhận bên trong cơ thể. Thầy/cô có thể cảm thấy muốn nhảy hoặc Thầy/cô có thể cảm thấy muốn cười. Cảm xúc cũng có thể thay đổi cách chúng ta trông thế nào và nghe ra sao từ bên ngoài. Ví dụ, Thầy/cô đang cảm thấy phấn khích và Thầy/cô thể hiện điều đó qua nét mặt của mình (Chỉ vào nụ cười của bạn.), Cách giọng nói của Thầy/cô phát ra ( âm thanh phấn khích.) Và cách Thầy/cô di chuyển cơ thể (Nắm chặt tay bạn). Mỗi người đều thể hiện cảm xúc theo cách riêng của họ. Chúng ta có thể chú ý đến ngoại hình và giọng nói của một người nào đó để cố gắng tìm hiểu xem họ đang cảm thấy thế nào. Cho cả lớp suy nghĩ và liệt kê nhiều trạng thái cảm xúc nhất có thể và ghi lại phản hồi của các em. Học sinh có thể diễn lại cảm xúc nếu các em không chắc cảm xúc ấy được gọi là gì. Học sinh cũng có thể thể hiện các cường độ cảm xúc khác nhau, từ nhẹ đến mạnh. Ví dụ, một chút hạnh phúc hoặc rất hạnh phúc (hoặc phấn khích). Chúng ta đã liệt kê ra rất nhiều cảm xúc! Một số trong số đó là những cảm xúc thực sự mạnh mẽ và một số không mạnh lắm — chúng ở mức độ nhẹ. Ví dụ, khi em phải chờ đợi trong một hàng dài, em có thể cảm thấy hơi buồn chán. Đó là một cảm xúc nhẹ nhàng. Ai đó có thể gọi tên và thể hiện một cảm xúc mạnh mẽ? Ví dụ: hoảng sợ; ngốc nghếch; vui vẻ (Nếu học sinh gặp khó khăn, hãy cung cấp cho các em từ vựng ở cấp độ cao hơn, chẳng hạn như sốc hoặc hồi hộp.) GỢI Ý: Cần biết rằng các nền văn hoá thể hiện cảm xúc khác nhau. Thừa nhận rằng mọi cảm xúc đều có giá trị và tất cả chúng ta đều thể hiện cảm xúc theo những cách khá khác nhau. Từ vựng Từ vựng Thuật ngữ: cảm xúc Để có định nghĩa đầy đủ về các thuật ngữ liên quan và ví dụ, hãy truy cập Từ điển Harmony SEL. Nhằm cung cấp cho học sinh ngôn ngữ các em cần khám phá các khái niệm bài học, đưa ra định nghĩa về cảm xúc và một ví dụ giải thích: cảm xúc - một cảm giác; ví dụ, bình tĩnh, vui vẻ và buồn bã. Cảm xúc. 15 phút
Đọc to câu ví dụ. Yêu cầu học sinh giơ tay hoặc giơ ngón cái khi nghe từ đó. Sau đó, đặt một câu hỏi hoặc đưa ra lời gợi ý và hướng dẫn học sinh trả lời bằng cách hành động và sử dụng từ cảm xúc, diễn đạt lại câu trả lời của mình nếu cần thiết. Ví dụ: Bạn nhận thấy mình có cảm xúc gì khi không thể chơi ngoài trời do trời mưa? Mục đích bài học Chúng ta cảm nhận được những cảm xúc bên trong mình, và chúng ta thể hiện những cảm xúc đó ra bên ngoài qua khuôn mặt, cách chúng ta nói nghe ra sao và thậm chí cả cách chúng ta di chuyển cơ thể. Trong bài học này, chúng ta sẽ thực hành xác định và thể hiện các cảm xúc khác nhau Trình bày Kết quả Cần đạt Giải thích cho học sinh rằng các em sẽ biết được những gì chúng ta đã học được từ bài học bằng cách nói, Tôi có thể: • Thể hiện cảm xúc của tôi qua cách tôi trông và nghe như thế nào. • Để ý cách người khác thể hiện cảm xúc. Phần 2: Hướng dẫn hoạt động 20 phút Mô tả hoạt động. Cho học sinh bắt theo cặp bạn thân. Cảm xúc là một cách chúng ta có thể phản ứng trước mọi thứ. Mọi người đều thể hiện cảm xúc theo những cách khác nhau. Để biết cảm xúc của một ai đó, chúng ta có thể chú ý đến vẻ ngoài và giọng nói của họ. Chúng ta sẽ chơi một trò chơi trong đó bạn bè sẽ thể hiện cảm xúc và chúng ta sẽ phải tìm manh mối để xác định cảm xúc của các bạn. Hãy quan sát thầy/cô và xem liệu các em có thể đoán được thầy/cô đang cảm thấy thế nào. Làm mẫu hoạt động. Thể hiện một trong những cảm xúc bạn đã ghi lại trong hoạt động chuẩn bị, chẳng hạn như sợ hãi. Cho học sinh xác định cảm xúc. Sau khi các em xác định được cảm xúc, hãy yêu cầu các em mô tả các manh mối bên ngoài của bạn khi bạn thể hiện lại cảm xúc và các em có thể cảm thấy như thế nào bên trong khi các em trải qua nỗi sợ hãi. Sử dụng Hướng dẫn Tham khảo Biểu đồ Cảm xúc để được hỗ trợ nếu cần. Khi thầy/cô cảm thấy sợ hoặc kinh hãi, thầy/cô trông như thế này. Mắt thầy/cô mở to và lông mày của thầy/cô như thế này. Đôi khi ôm cánh tay sát vào người như thế này, ngón chân co quắp lại, trong lòng hơi run. Điều đó làm cho giọng nói của thầy/cô nghe có vẻ run rẩy như các em đang nghe thấy bây giờ. [Sử dụng kiểu giọng đó, hãy nói câu “thầy/côcảm thấy sợ hãi.”]
Yêu cầu học sinh quay về phía bạn bè của mình và thể hiện cảm xúc sợ hãi bằng khuôn mặt và cơ thể của mình và nói rõ các bạn đang cảm thấy như thế nào bằng cách nói “Tớ/mình sợ hãi” với giọng nói phù hợp. Tham gia hoạt động. Mời một cặp xung phong thể hiện một cảm xúc khác trước cả lớp. • Đặt một bộ Thẻ Mặt cảm xúc úp xuống và yêu cầu cặp đôi chọn một thẻ để thay phiên nhau giải quyết theo cách riêng của mình. Nhắc bạn bè sử dụng nét mặt, chuyển động cơ thể và giọng nói của mình để thể hiện cảm xúc (không nêu tên của cảm xúc). • Khuyến khích cả lớp đoán cảm xúc và mô tả dáng vẻ và giọng nói bên ngoài của các bạn xung phong. • Yêu cầu các em mô tả cảm xúc của các em ở bên trong. • Cho cả lớp quay sang bạn bè của mình và thể hiện cùng một cảm xúc. Yêu cầu học sinh thể hiện cảm xúc sẽ như thế nào khi có biểu hiện mạnh và khi có biểu hiện nhẹ. Lặp lại hoạt động với những cảm xúc bổ sung thêm và các cặp xung phong mới khi thời gian cho phép. Tóm tắt hoạt động. Sau mỗi vòng, hãy hỏi học sinh những gì các em nhận thấy về cách mọi người thể hiện cảm xúc khác nhau dựa trên ngoại hình, cảm giác hoặc giọng của họ. Sử dụng Hướng dẫn Tham khảo Biểu đồ Cảm xúc để hướng dẫn cuộc thảo luận. Học sinh đã nhìn thấy và nghe thấy gì? Những điều này thay đổi như thế nào nếu cảm xúc mạnh hay nhẹ? Các Hoạt động Khác • Hỗ trợ bổ sung: Cho phép đôi bạn đồng hành thực hành việc bộc lộ cảm xúc cho nhau trước khi cho cả lớp xem. Đưa ra một câu mẫu để hỗ trợ việc thể hiện cảm xúc bằng giọng nói của các em: Khi mình đang cảm thấy [cảm xúc], mình nghe như ________. • Thử thách: Đưa ra lời gợi ý hoặc kịch bản để khám phá sâu hơn (ví dụ: Cho thấy em sẽ trông như thế nào nếu em sợ một con chó lớn đang băng qua đường. Trong trường hợp em yêu chó thì sao?)Thử thách: Đưa ra lời gợi ý hoặc kịch bản để khám phá sâu hơn (ví dụ: Cho thấy em sẽ trông như thế nào nếu em sợ một con chó lớn đang băng qua đường. Trong trường hợp em yêu chó thì sao?)hạn như sợ hãi hoặc khó chịu, và minh hoạ những cảm xúc đó trước lớp.