Content text VL10-CTST-GHK1-De-02.docx
ĐỀ ÔN TẬP GHK1 Môn thi: Vật lí 10 Thời gian làm bài 45 phút không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh: ……………………………………………………………. Lớp:……………………… Phần I. TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7 điểm) Câu 1. [NB] Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì? A. Chuyển động của các loại phương tiện giao thông B. Các ngôi sao và vũ trụ. C. Qui luật tương tác của vật chất. D. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Câu 2: [NB] Mục tiêu của vật lí là A. Tìm quy luật về sự chuyển động của các hành tinh B. Khám phá sự vận động của con người. C. Tìm quy luật chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng. D. Tìm ra cấu tạo của các nguyên tử, phân tử. Câu 3: [NB] Thành tựu vật lí nào sau đây không thuộc cuộc cách mạng 4.0? A. Động cơ hơi nước. B. Điện thoại. C. Ô tô không người lái. D. Rôbốt. Câu 4: [NB] Thiết bị nào sau đây có ứng dụng kiến thức về cơ học là chủ yếu? A. Điện thoại. B. Nhiệt kế. C. Cân lò xo. D. Ti vi. Câu 5: [NB] Kết luận sai về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật A. Vật lí đem lại cho con người những lợi ích tuyệt vời và không gây ra một ảnh hưởng xấu nào. B. Vật lí ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. C. Kiến thức vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. D. Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ. Câu 6. [NB] Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp thực nghiệm. A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất. C. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất. D. Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta dùng tia sáng. Câu 7: [NB] Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp lí thuyết. A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất. C. Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của một chất. D. Dùng cân đo khối lượng để so sánh khối lượng bằng của các vật. Câu 8. [TH] Cho các dữ kiện sau: 1. Kiểm tra giả thuyết. 2. Hình thành giả thuyết. 3. Rút ra kết luận. 4. Đề xuất vấn đề. 5. Quan sát hiện tượng, đặt câu hỏi nghiên cứu. Sắp xếp lại đúng các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5. B. 2 – 1 – 5 – 4 – 3. C. 5 – 2 – 1 – 4 – 3 D. 5 – 4 – 2 – 1 – 3 Câu 9.[TH] Phương pháp thực nghiệm gồm các bước nào sau đây? A. Quan sát, suy luận, kết luận. B. Xác định đối tượng nghiên cứu, xây dựng mô hình, kiểm tra mô hình, điều chỉnh mô hình, kết luận. C. Xác định vấn đề nghiên cứu, quan sát thu thập thông tin, đưa ra dự đoán, thí nghiệm kiểm tra, kết luận. D. Xác định đối tượng nghiên cứu, quan sát thu thập thông tin, đưa ra dự đoán, kết luận. Câu 10.[TH] Phát biểu nào sau đây sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm? A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm. B. Để các dụng cụ đo hay hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
C. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. Câu 11:[TH] Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào không tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện? A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện. B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện. C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện. D. Đến gần các máy biến thế và lưới điện cao áp. Câu 12.[TH] Gọi A là giá trị trung bình, 'A là sai số dụng cụ, A là sai số ngẫu nhiên, A là sai số tuyệt đối. Sai số tỉ đối của phép đo là A. .100% A A A . B. ' .100% A A A . C. .100% A A A . D. .100% A A A . Câu 13: [TH] Trong các nguyên nhân sau: (I). Dụng cụ đo. (II). Quy trình đo. (III). Chủ quan của người đo. Nguyên nhân nào gây ra sai số của phép đo A. (I) và (II) B. (I); (II) và (III) C. (II) và (III) D. (I) và (III). Câu 14. [NB] Khi nói về độ dịch chuyển của một vật, kết luận nào sau đây không đúng? A. Véc tơ độ dịch chuyển là một véc tơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động. B. Véc tơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật. C. Khi vật đi từ điểm A đến điểm ,B sau đó đến điểm ,C rồi quay về A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn bằng 0. D. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương, hoặc bằng không. Câu 15: [NB] Biết 1d→ là độ dịch chuyển 3 m về phía đông còn 2d→ là độ dịch chuyển 4 m về phía bắc. Hỏi đâu là véc tơ độ dịch chuyển tổng hợp và có độ lớn là bao nhiêu? A. d→ có độ lớn 5m B. 1d→ có độ lớn 3m C. 2d→ có độ lớn 4m D. cả 2 véc tơ 1d→ và 2d→ Câu 16. [NB] Một ô tô chuyển động trên đường thẳng theo chiều dương của trục tọa độ Ox (hình vẽ). Thời điểm 1 t, ô tô qua địa điểm A cách vị trí xuất phát O một khoảng 5 km. Đến thời điểm 2t, ô tô qua B cách vị trí xuất phát O một khoảng 12 km. Từ 1 t, đến 2t, độ dịch chuyển của ô tô bằng A. 5 km. B. 0. C. 17 km. D. 7 km. Câu 17: [NB] Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động. B. sự thay đổi hướng của chuyển động. C. khả năng duy trì chuyển động của vật. D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian. Câu 18: [NB] Một vật đi hết quãng đường s trong thời gian t . Tốc độ trung bình v xác định bằng