PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CẤU TRÚC MỚI BÀI 31. POLYMER (GV).pdf

1 BÀI 31. POLYMER I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 1. Khái niệm – Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. – Các phân tử nhỏ kết hợp với nhau tạo nên polymer được gọi là monomer. Ví dụ: Polyethylene –(CH2–CH2)n– được tạo ra từ ethylene. Ethylene (CH2=CH2) là monomer, nhóm –CH2–CH2– là mắt xích; n là số mắt xích (n là số nguyên rất lớn). Bảng. Một số polymer thường gặp Polymer Công thức chung Mắc xích Polyethylene Tinh bột, cellulose Poly (vinyl chloride) 2. Phân loại 3. Đặc điểm cấu tạo Các mắt xích của polymer có thể nối với nhau thành: – Mạch không phân nhánh như: amylose, PE, PVC,... – Mạch phân nhánh như: amylopectin, glycogen,... – Mạng không gian như: nhựa bakelite, cao su lưu hoá,... POLYMER Polymer thiên nhiên Có sẵn trong thiên nhiên Ví dụ: tinh bột, cellulose, tơ tằm, protein,... Polymer tổng hợp Được tổng hợp bằng phương pháp hóa học Ví dụ: nhựa PE, PVC, PP,...
2 Hình. Các loại mạch polymer II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ – Hầu hết polymer là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. – Một số polymer hoà tan được trong dung môi hữu cơ. Ví dụ như cao su thiên nhiên tan được trong xăng.... III. ĐIỀU CHẾ Các polymer tổng hợp được điều chế từ các monomer. Ví dụ: + Polyethylene (PE) được điều chế từ ethylene nhờ phản ứng trùng hợp: Ethylene Polyethylene + Propylene (CH2=CH–CH3) điều chế được polypropylene (PP) bằng phản ứng trùng hợp: Propylene Polypropylene IV. MỘT SỐ VẬT LIỆU POLYMER PHỔ BIẾN 1. Chất dẻo – Chất dẻo là loại vật liệu được chế tạo từ các polymer có tính dẻo. Hình. Một số sản phẩm từ chất dẻo
3 – Chất dẻo được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày và nhiều ngành công nghiệp. – Không để các vật dụng làm từ chất dẻo ở gần nguồn nhiệt cao (bếp gas, lò nướng,...), hạn chế sử dụng các đồ dùng bằng nhựa đựng thức ăn nóng. – Trên các vỏ chai, hộp, đồ dùng bằng nhựa thường có các kí hiệu an toàn và kí hiệu phân loại nhựa. An toàn khi đựng thực phẩm Sử dụng được trong máy rửa chén An toàn khi đông lạnh Dùng được trong lò vi sóng Mã số nhận diện nhựa Hình. Ý nghĩa các kí hiệu thường gặp trên đồ nhựa gia dụng 2. Tơ – Tơ là những vật liệu polymer có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi. – Dựa vào nguồn gốc, tơ thường được chia thành: tơ thiên nhiên (như tơ tằm, bông vải, len lông cừu,...); tơ tổng hợp (như tơ nylon, tơ polyester,...);... – Để các vật dụng làm từ tơ (quần áo, chăn, ga,...) được bền, đẹp, cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi giặt, là để lựa chọn chế độ giặt (nếu giặt bằng máy), nhiệt độ là, sấy và chất giặt rửa phù hợp. 3. Cao su – Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi. – Cao su được phân thành hai loại: cao su thiên nhiên (được lấy từ mủ cây cao su) và cao su tổng hợp (được tổng hợp từ một số monomer như cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N). – Cao su có tính chất đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện,... nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất các loại lốp xe, băng tải cao su, ống dẫn, gioăng đệm, áo lặn,... a) Nệm cao su b) Lốp ô tô c) Vòng, ron Hình. Một số sản phẩm từ cao su
4 – Khi sử dụng các vật dụng làm bằng cao su, cần tránh để chúng tiếp xúc với xăng, dầu, acid, kiềm và không để ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. 4. Vật liệu composite – Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền. – Vật liệu cốt có vai trò tăng cường tính cơ học của vật liệu, thường ở dạng sợi (sợi thuỷ tinh, sợi carbon,...) và dạng hạt. – Vật liệu nền thường là các vật liệu có độ dẻo lớn (như một số polymer) đóng vai trò liên kết các vật liệu cốt với nhau). – Vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi như làm ống dẫn nước, bồn chứa nước và hoá chất, vật liệu xây dựng, thân vỏ ô tô, máy bay, tàu thuyền,... Hình. Gỗ nhựa composite được làm từ bột gỗ (cốt) và nhựa PE (nền) V. ỨNG DỤNG CỦA POLYETHYLENE VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Ứng dụng của polyethylene Polyethylene được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cốc đĩa, thìa, dĩa nhựa Chai, lọ nhựa Túi đựng

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.