PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề 25 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 25 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong những năm 50 của thế kỉ XX, nước nào sau đây ở châu Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa? A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Mông Cổ. D. Ba Lan. Câu 2. Vào năm 1076, nhân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược A. Nguyên. B. Tống. C. Đường. D. Ngô. Câu 3. Liên Hợp Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Trực tiếp đánh bại chủ nghĩa thực dân. B. Đàm phán với khối quân sự Hiệp ước. C. Hỗ trợ nhân đạo cho các nước châu Phi. D. Thống nhất thể chế chính trị các nước. Câu 4. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng văn hóa ASEAN? A. Thúc đầy giao lưu buôn bán. B. Bảo vệ hòa bình khu vực. C. Xây dựng nhà nước chung. D. Duy trì bản sắc khu vực. Câu 5. Năm 2015, các nước ASEAN đạt được thành tựu nào sau đây? A. Chấm dứt khủng hoảng. B. Thành lập Cộng đồng. C. Giải phóng toàn bộ khu vực. D. Thành lập Diễn đàn khu vực. Câu 6. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 ở Việt Nam? A. Buộc Pháp phải rút ngay quân về nước. B. Giải phóng được vùng biên giới Tây Nam. C. Tạo tiền đề thúc đẩy kháng chiến phát triển. D. Làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp. Câu 7. Quân dân Việt Nam mở chiến dịch Tây Nguyên (1975) nhằm mục đích nào sau đây? A. Tiêu diệt cơ quan đầu não của Mĩ. B. Chấm dứt cuộc chiến tranh Tây Nam. B. Giải phóng và bảo vệ miền Bắc. D. Tạo điều kiện giải phóng miền Nam. Câu 8. Năm 1960, nhân dân miền Nam Việt Nam giành được thắng lợi nào sau đây A. Đánh bại quân Mĩ ở Ấp Bắc. B. Làm chủ toàn bộ vùng nông thôn. C. Giải phóng được nhiều địa phương. D. Chiếm giữ được nhiều đô thị lớn. Câu 9. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 đạt được thành tựu nào sau đây? A. Xây dựng được nhiều nhà máy điện hạt nhân. B. Tình trạng thiếu lương thực được giải quyết. C. Hình thành hệ thống đường sắt tốc độ cao. D. Hệ thống điện Mặt trời giữ vai trò chủ yếu. Câu 10. Một trong những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa trong những năm 1955-1960 là A. tổ chức nhiều cuộc hành quân lớn. B. đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. C. mở chiều chiến dịch tấn công quân Mĩ. D. buộc Pháp phải công nhận độc lập. Câu 11. Năm 1998, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. B. Kí hiệp định thương mại tự do với các nước tư bản Tây Âu. C. Gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. D. Tổ chức thành công hội nghị thống nhất các nước châu Á. Câu 12. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Tuyên bố về nước lãnh đạo cách mạng. B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc. C. Triệu tập Đại hội Quốc dân. D. Sáng lập mặt trận Việt Minh. Câu 13. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Trở thành nền kinh tế lớn nhất của thế giới. B. Phóng thành công tàu lên Mặt Trời. C. Khoa học kĩ thuật có bước phát triển mạnh. D. Trở thành ủy viên của Hội đồng bảo an. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII) ở Việt Nam? A. Đánh đổ ách đô hộ của giặc Xiêm. B. Kết hợp chống phong kiến và ngoại xâm. C. Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Tống. D. Lật đổ chế độ cai trị của bọn thực dân. Câu 15. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế có biểu hiện nào sau đây? A. Các nước đều lấy phát triển chính trị làm trọng tâm. B. Các cường quốc đều gia nhập Liên hợp quốc. C. Xu thế Toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. D. Hình thành các trung tâm quyền lực không cạnh tranh.
Câu 16. Nội dung nào sau đây là thời cơ của tổ chức ASEAN hiện nay? A. Có nền văn hóa vô sản phát triển mạnh. B. Xu thế hòa bình, ổn định là chủ yếu. C. Có nền kinh tế hiện đại bậc nhất thế giới. D. Tình trạng nợ công được giải quyết triệt để. Câu 17. Cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của quân dân Việt Nam sau năm 1975 giành được thắng lợi nào sau đây? A. Đánh bại ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. D. Xoá bỏ thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. C. Bảo vệ được các quyền dân tộc cơ bản. D. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập tự do. Câu 18. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của đường lối Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Hoàn thành quá trình thống nhất đất nước. B. Chấm dứt tình trạng phân hóa giàu nghèo. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. D. Đưa đất nước vào kỉ nguyên độc lập và hội nhập. Câu 19. Trong giai đoạn 1954 – 1960, những thắng lợi của cách mạng miền Nam Việt Nam có tác động nào sau đây? A. Đánh đổ chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương. B. Chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chính quyền Sài Gòn. C. Làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ. D. Đập tan âm mưu bình định miền Nam của đế quốc Mĩ. Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời? A. Chấm dứt vai trò tích cực của các giai cấp cũ. B. Đưa quần chúng nhân dân lên nắm chính quyền. C. Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân. D. Mở đầu kỷ nguyên phát triển của cách mạng xanh. Câu 21. Quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh có đặc điểm nào sau đây? A. Tình trạng chạy đua vũ trang và mâu thuẫn đối kháng kéo dài. B. Tình trạng chiến tranh nóng trở nên phổ biến ở các châu lục. C. Xảy ra xung đột quân sự trực tiếp giữa các siêu cường thế giới. D. Hầu hết các quốc gia thế giới tham gia vào các cuộc chiến tranh. Câu 22. Nội dung nào là tác động chung của các cuộc kháng chiến ở Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX? A. Ảnh hưởng tới tính chất và chiều hướng phát triển của xã hội. B. Bảo vệ vững chắc độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. C. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nhà nước dân chủ. D. Dẫn tới sự xác lập, phát triển của chế độ cộng hòa nhân dân. Câu 23. Công cuộc đấu tranh ngoại giao ở Việt Nam trong năm 1946 để lại kinh nghiệm nào sau đây? A. Cần thống nhất giữa ý Đảng với lòng dân trong tiến trình cách mạng. B. Chuyển từ đấu tranh dân tộc sang đấu tranh giai cấp khi có điều kiện. C. Kịp thời đàm phán khi giành được những thắng lợi lớn trên chiến trường. D. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đàm phán khi hội nhập quốc tế. Câu 24. Trong những năm 1946-1954, Hồ Chí Minh có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Góp phần hoạch định chiến lược, sách lược của cách mạng dân tôc, dân chủ. B. Chỉ huy các chiến dịch tiến công đánh bại âm mưu xâm lược của thực dân. C. Là lãnh tụ tối cao, là gương sáng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Đàm phán với thực dân Pháp trong hội nghị ngoại giao mang tính quyết định. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Các mục tiêu của ASEAN là: 1. Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực; 2. Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;” ( https://asean.org/wp-content/uploads/images/archive/AC-Vietnam.pdf ) a) Đoạn tư liệu đề cập đến toàn bộ mục tiêu của tổ chức ASEAN và Liên hợp quốc. b) Hợp tác trên các lĩnh vực là biện pháp tích cực để duy trì hòa bình, ổn định khu vực. c) Tự cường khu vực vừa là mục tiêu và cách thức để các nước ASEAN hội nhập trong bối cảnh quốc tế có nhiều phức tạp. d) Tự cường, thống nhất trong mục tiêu là đặc điểm chung của Liên hợp quốc và ASEAN trong quá trình phát triển.
Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Năm 1964 - 1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn miền Nam, tiến hành đánh phá miền Bắc Việt Nam. Với tinh thần cả nước là 1 chiến trường, thanh niên, học sinh, sinh viên ở miền Bắc, ngoài việc học tập và sẵn sàng phục vụ xây dựng miền Bắc chủ nghĩa xã hội thì luôn có nhu cầu và sẵn sàng chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Nhận thấy phong trào “Tam bất kì” trước đây không còn phù hợp nữa, tháng 5/1964 Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã mở rộng thành phong trào “Ba sẵn sàng” với 3 nội dung là: sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng nhập ngũ; sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần”. ( https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/14827/noi-khoi-nguon-phong-trao-ba-san-sangcua- thanh-nien-viet-nam-thoi-chong-my.html ) a) Trong những năm 60 của thế kỉ XX, nhân dân miền Nam Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. b) Việc đánh phá miền Bắc trong những năm 1964 -1965 chứng tỏ đế quốc Mĩ xuống thang trong chiến tranh Việt Nam. c) Giống như thời điểm những năm 50 của thế kỉ XX, từ năm 1964, nhân dân cả nước Việt Nam phải chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. d) Ba sẵn sàng là phong trào của thanh niên Việt Nam mang đậm tinh thần dân tộc vì một miền Bắc Việt Nam độc lập dân chủ và giàu mạnh. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chiều ngày 30-8-1945, lễ thoái vị của Bảo Đại được chính thức tổ chức ở Ngọ Môn trước sự có mặt của 5, 6 vạn đồng bào Huế. Đi cùng nhà vua có Phạm Khắc Hòe và Hoàng thân Vĩnh Cẩn. Bảo Đại bận triều phục đại lễ, đọc lời tuyên bố thoái vị. Lá cờ quẻ ly của triều đình trên đỉnh Ngọ Môn được hạ xuống, thay bằng lá cờ đỏ sao vàng của cách mạng. Bảo Đại làm lễ trao ấn kiếm cho đại diện Chính phủ lâm thời, chính thức trở thành một công dân bình thường của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. ( https://nghiencuulichsu.com/2018/12/11/su-kien-vua-bao-dai-thoai-vi-y-nghia-doi-voi-cach- mang-thang-tam-va-lich-su-viet-nam/ ) a) Tại lễ thoái vị của cựu hoàng Bảo Đại, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước Việt Nam mới. b) Việc Bảo Đại thoái vị đã kết thúc hoàn toàn ách thống trị của chế độ thực dân, phát xít và phong kiến trên cả nước Việt Nam. c) Một trong những nhiệm vụ dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam. d) Chế độ phong kiến Việt Nam bị sụp đổ, nhưng Bảo Đại không bị tiêu diệt chứng tỏ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã gác lại nhiệm vụ chống phong kiến. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”. ( https://baochinhphu.vn/toan-van-di-chuc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-102169104.htm ). a) Di chúc của Hồ Chí Minh thể hiện sự trân trọng của Người đối với Nhân dân Việt Nam trên mọi miền của Tổ quốc. b) Hồ Chí Minh đã góp phần lãnh đạo đồng bào các dân tộc đứng lên đánh đổ ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc và thực dân phương Tây. c) Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam vì Người cho rằng cộng đồng các dân tộc Việt Nam mặc dù toàn sống ở miền núi nhưng luôn tin theo Đảng và giàu lòng yêu nước. d) Theo Hồ Chí Minh từ ngày có Đảng, lòng yêu nước của đồng bào các dân tộc được nảy sinh và phát huy cao độ, nhờ đó, Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi lớn.
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong những năm 50 của thế kỉ XX, nước nào sau đây ở châu Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa? A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Mông Cổ. D. Ba Lan. Câu 2. Vào năm 1076, nhân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược A. Nguyên. B. Tống. C. Đường. D. Ngô. Câu 3. Liên Hợp Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Trực tiếp đánh bại chủ nghĩa thực dân. B. Đàm phán với khối quân sự Hiệp ước. C. Hỗ trợ nhân đạo cho các nước châu Phi. D. Thống nhất thể chế chính trị các nước. Câu 4. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng văn hóa ASEAN? A. Thúc đầy giao lưu buôn bán. B. Bảo vệ hòa bình khu vực. C. Xây dựng nhà nước chung. D. Duy trì bản sắc khu vực. Câu 5. Năm 2015, các nước ASEAN đạt được thành tựu nào sau đây? A. Chấm dứt khủng hoảng. B. Thành lập Cộng đồng. C. Giải phóng toàn bộ khu vực. D. Thành lập Diễn đàn khu vực. Câu 6. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 ở Việt Nam? A. Buộc Pháp phải rút ngay quân về nước. B. Giải phóng được vùng biên giới Tây Nam. C. Tạo tiền đề thúc đẩy kháng chiến phát triển. D. Làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp. Câu 7. Quân dân Việt Nam mở chiến dịch Tây Nguyên (1975) nhằm mục đích nào sau đây? A. Tiêu diệt cơ quan đầu não của Mĩ. B. Chấm dứt cuộc chiến tranh Tây Nam. B. Giải phóng và bảo vệ miền Bắc. D. Tạo điều kiện giải phóng miền Nam. Câu 8. Năm 1960, nhân dân miền Nam Việt Nam giành được thắng lợi nào sau đây A. Đánh bại quân Mĩ ở Ấp Bắc. B. Làm chủ toàn bộ vùng nông thôn. C. Giải phóng được nhiều địa phương. D. Chiếm giữ được nhiều đô thị lớn. Câu 9. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 đạt được thành tựu nào sau đây? A. Xây dựng được nhiều nhà máy điện hạt nhân. B. Tình trạng thiếu lương thực được giải quyết. C. Hình thành hệ thống đường sắt tốc độ cao. D. Hệ thống điện Mặt trời giữ vai trò chủ yếu. Câu 10. Một trong những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa trong những năm 1955-1960 là A. tổ chức nhiều cuộc hành quân lớn. B. đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. C. mở chiều chiến dịch tấn công quân Mĩ. D. buộc Pháp phải công nhận độc lập. Câu 11. Năm 1998, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. B. Kí hiệp định thương mại tự do với các nước tư bản Tây Âu. C. Gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. D. Tổ chức thành công hội nghị thống nhất các nước châu Á. Câu 12. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Tuyên bố về nước lãnh đạo cách mạng. B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc. C. Triệu tập Đại hội Quốc dân. D. Sáng lập mặt trận Việt Minh. Câu 13. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Trở thành nền kinh tế lớn nhất của thế giới. B. Phóng thành công tàu lên Mặt Trời. C. Khoa học kĩ thuật có bước phát triển mạnh. D. Trở thành ủy viên của Hội đồng bảo an. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII) ở Việt Nam? A. Đánh đổ ách đô hộ của giặc Xiêm. B. Kết hợp chống phong kiến và ngoại xâm. C. Đánh bại âm mưu xâm lược của quân Tống. D. Lật đổ chế độ cai trị của bọn thực dân. Câu 15. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế có biểu hiện nào sau đây? A. Các nước đều lấy phát triển chính trị làm trọng tâm. B. Các cường quốc đều gia nhập Liên hợp quốc. C. Xu thế Toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. D. Hình thành các trung tâm quyền lực không cạnh tranh.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.