PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHẦN III CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN - SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ PHẦN 1 -HS.docx

SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ PHẦN 1 PHẦN III: TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Cho các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ đúng về quần thể? 1. Các cây bần chua (cây lậu) sống trong rừng ngập mặn tạo thành quần thể bần chua. 2. Quần thể voi đực châu phi (Loxodonta africana) tại công viên quốc gia Murchison Falls. 3. Quần thể thông ba lá (Pinus kesỉya) tại Đà Lạt, Việt Nam. 4. Các cá thể cá hồi (Oncorhynchus spp.) tại sông Columbia, Hoa Kỳ. 5. Các cá thể cây tre gai (Bambusa bambos) tại vùng núi Tây Bắc, Việt Nam. 6. Các cá thể bướm vua (Danaus plexippus) tại khu rừng Monarch, Mexico. Đáp án Câu 2. Cho các ví dụ sau đây: 1.Cây cỏ dại (Amaranthus spp.) khi sống trong điều kiện môi trường giới hạn tài nguyên, những cây cỏ khỏe mạnh hơn sẽ phát triển vượt trội và lấn át những cây yếu hơn. 2.Cá pecca châu âu (Perea fluviatilis) ăn thịt các con cá cùng loài có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con của mình để tồn tại. 3.Cá mòi (Sardina pilchardus) tập trung thành đàn rất lớn để tránh được sự săn mồi của cá mập. 4.Các cây tre (Bambusa spp.) sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc. 5.Chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) tập trung thành đàn lớn ở Nam Cực để giữ ấm trong mùa đông khắc nghiệt. 6.Ở cá sấu Mỹ (Alligator mississippiensis) cá sấu non cùng ổ thường cạnh tranh gay gắt để giành thức ăn. 7.Ở hươu cao cổ (Giraffa camelopardalis) các con hươu cao cổ đực thường dùng cổ của mình để đánh nhau nhằm tranh giành con cái trong mùa sinh sản. 8.Sư tử (Panthera leo) sống thành bầy đàn để săn mồi hiệu quả hơn. 9.Kiến (Formicidae) sống trong tổ và phối hợp làm việc. 10.Cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) phối hợp tạo thành "lưới bong bóng" để săn mồi. Có bao nhiêu ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? Đáp án Câu 3. Có 6 quần thể của cùng mộ loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau. Quần thể số bao nhiêu có mật độ cá thể nhỏ nhất? Quần thể Số lượng cá thể Diện tích môi trường sống (ha) 1 250 35 2 325 28 3 198 38 4 228 25 5 390 39 6 260 28 Đáp án Câu 4. Cho các ví dụ sau đây: 1. Cây cỏ dại (Amaranthus spp.) khi sống trong điều kiện môi trường giới hạn tài nguyên, những cây cỏ khỏe mạnh hơn sẽ phát triển vượt trội và lấn át những cây yếu hơn. 2.Cá pecca châu âu (Perea fluviatilis) ăn thịt các con cá cùng loài có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con của mình để tồn tại 3.Cá mòi (Sardina pilchardus) tập trung thành đàn rất lớn để tránh được sự săn mồi của cá mập. 4. Các cây tre (Bambusa spp.) sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc.
5.Chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) tập trung thành đàn lớn ở Nam Cực để giữ ấm trong mùa đông khắc nghiệt. 6.Ở cá sấu Mỹ (Alligator mississippiensis) cá sấu non cùng ổ thường cạnh tranh gay gắt để giành thức ăn. 7. Ở hươu cao cổ (Giraffa camelopardalis) các con hươu cao cổ đực thường dùng cổ của mình để đánh nhau nhằm tranh giành con cái trong mùa sinh sản. 8.Sư tử (Panthera leo) sống thành bầy đàn để săn mồi hiệu quả hơn. 9.Kiến (Formicidae) sống trong tổ và phối hợp làm việc. 10. Cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) phối hợp tạo thành "lưới bong bóng" để săn mồi. Có bao nhiêu ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. Đáp án Câu 5. Trong quần thể, khi nói đến quan hệ cạnh tranh cùng loài diễn ra mạnh. Có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Giảm tỉ lệ sinh sản. 2. Giảm tỉ lệ tử vong. 3. Tăng kích thước quần thể. 4. Giảm khả năng nhập cư. 5. Tăng mật độ cá thể 6. Giảm tỉ lệ giới tính đực cái. Đáp án Câu 6. Có bao nhiêu kiểu phân bố phân bố các cá thể trong quần thể, trong tự nhiên? Đáp án Câu 7. Trong các kiểu phân bố các cá thể trong quần thể. Có bao nhiêu kiểu phân bố gặp trong điều kiện môi trường phân bố đồng nhất? Đáp án Câu 8. Trong các kiểu phân bố các cá thể trong quần thể. Có bao nhiêu kiểu phân bố mà các cá thể có tính lãnh thổ? Đáp án Câu 9. Cho các ví dụ sau? 1- Sự phân bố của Linh dương đầu bò (C. taurinus) trên đồng cỏ. 2- Sự phân bố của các cây lúa trong ruộng lúa nước (Oryza sativa ) do con người gieo/cấy. 3-Đàn chim hải âu lông mày đen (Thalassarche melanophris) ở quần đảo Falkland làm tổ cách đều nhau trong mùa sinh sản. 4- Đàn ngựa vằn (Equus quaggơ) thường phân bố ở nơi có nhiều thức ăn. 5- Xương rồng (Cơrnegiea gigantea) mọc ngẫu nhiên ở sườn dốc. Có bao nhiêu kiểu phân bố theo nhóm? Đáp án Câu 10. Cho các ví dụ sau? 1- Sự phân bố của Linh dương đầu bò (C. taurinus) trên đồng cỏ. 2- Sự phân bố của các cây lúa trong ruộng lúa nước (Oryza sativa ) do con người gieo/cấy. 3-Đàn chim hải âu lông mày đen (Thalassarche melanophris) ở quần đảo Falkland làm tổ cách đều nhau trong mùa sinh sản. 4- Đàn ngựa vằn (Equus quaggơ) thường phân bố ở nơi có nhiều thức ăn. 5- Xương rồng (Cơrnegiea gigantea) mọc ngẫu nhiên ở sườn dốc. Có bao nhiêu ví dụ liên quan kiểu phân bố mà môi trường sống không đồng đều (đồng nhất)? Đáp án Câu 11. Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Khi mật độ giảm dưới mức tối thiểu thì sức sinh sản tăng tới mức tối đa. 2. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. 3. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức sinh sản và tử vong của cá thể. 4. Khi mật độ giảm nguồn thức ăn dồi dào, các cá thể trong quần thể lại có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. 5. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trưởng thành sống trong một đơn vị thể tích hoặc diện tích. 6. Mật độ cá thể của quần thể thay đổi theo mùa, theo năm hoặc tùy theo điều kiện môi trường.
Đáp án Câu 12. Hai loài mọt A và B cùng sử dụng bột gạo làm thức ăn. Một nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm sau: Sử dụng nhiều thùng chứa bột gạo, mỗi thùng đặt ở các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, cho vào mỗi thùng các cá thể của loài A và loài B với số lượng cá thể bằng nhau. Sau một khoảng thời gian, đếm số lượng cá thể sống sót và tính tỉ lệ % sống sót của mỗi loài so với tổng số cá thể ban đầu. Kết quả được biểu diễn ở hình bên. Hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về nghiên cứu trên? 1. Hai loài A và B có môi quan hệ cạnh tranh với nhau. 2. Trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ cao làm tăng khả năng cạnh tranh của loài A. 3. Sức cạnh tranh của loài B phụ thuộc vào nhiệt độ hơn là độ ẩm. 4. Loài A thích nghi với khí hậu nóng ẩm, loài B thích nghi với khí hậu khô lạnh. 5. Sự thay đổi điều kiện môi trường có thể là nhân tố đảo chiều cán cân cạnh tranh giữa các loài. Đáp án Câu 13. Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? 1. Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu phân bố ngẫu nhiên. 2. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường. 3. Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 1. 4. Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 5. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. 6. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. 7. Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 3. 8. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
Đáp án Câu 14. Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau: Dựa vào đồ thị, phát biểu nào sau đây về 3 loài chim có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn. 2. Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại. 3. Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau. 4. Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn. Đáp án Câu 15. Sự sinh trưởng của ba loài thực vật thân thảo Be, Ae và Pp ở đồng cỏ được nghiên cứu bằng cách trồng riêng rẽ hoặc trồng chung với nhau, cây được trồng ở vị trí có khoảng cách khác nhau đến nguồn nước, tạo biến thiên về độ ẩm đất. Các điều kiện thí nghiệm khác là như nhau. Sinh khối tương đối (%) sinh khối tối đa của mỗi loài được trình bày ở hình 11.1, 11.2 và 11.3. Phân tích số liệu về sinh trưởng của các loài ở điều kiện đủ ẩm đất khi loài này được trồng riêng rẽ và trồng chung với các loài khác. Từ đó cho biết có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng? 1. Khi được trồng riêng rẽ, cả 3 loài đều sinh trưởng tối ưu ở độ ẩm tương đối cao. 2. Khi trồng chung, mỗi loài lại sinh trưởng tối ưu ở các độ ẩm khác nhau. 3. Khi trồng chung, loài Ae sinh trưởng mạnh nhất ở môi trường có độ ẩm trung bình 4. Khi trồng chung, loài Pp mới là loài sinh trưởng mạnh nhất ở môi trường có độ ẩm cao nhất. 5. Cả 3 loài đều có ổ sinh thái về độ ẩm rộng nên khi cùng chung sống chúng có sự phân ly ổ sinh thái để giảm cạnh tranh. Đáp án 1. Ở loài rùa tai đỏ (Trachemys scripta), trứng được ấp ở nhiệt độ trên 31 °C sẽ nở ra con cái, trong khi nhiệt độ dưới 28 °C sẽ nở ra con đực

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.