Content text Hành vi ngại chia sẻ với người thân của học sinh Trung học cơ sở.pdf
LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô và bạn bè. Với lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc chúng em xin được bày tỏ lời cảm ơn đến: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cần Thơ đã phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh Trung học, để chúng em có thể tăng khả năng sáng tạo và tư duy trong quá trình thực hiện đề tài. Ban Giám hiệu trường Trung học cơ sở Tân Lộc đã triển khai kế hoạch, đề tài một cách rõ ràng và cụ thể, cũng như hướng dẫn tận tình về phương pháp thực hiện nghiên cứu hiệu quả. Ban Giám hiệu trường TH Thốt Nốt 1, Ban Giám hiệu trường TH Thạnh Hòa, Ban Giám hiệu trường THCS Tân Lộc, Ban Giám hiệu Trường THCS Thốt Nốt, Ban Giám hiệu Trường THCS Thới Thuận đã tạo điều kiện cho nhóm nghiên cứu được khảo sát học sinh của trường. Các thầy cô đã động viên, giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian mà chúng em nghiên cứu. Đặc biệt, xin gửi đến cô Lê Thị Ngọc Dung (giáo viên dạy môn Tiếng Anh của trường) lờitri ân chân thành nhất. Cô là người đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn cho nhóm chúng em. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, cô luôn nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em. Các bạn học sinh đã dành thời gian để hoàn thành phiếu khảo sát một cách vui vẻ, nhiệt tình. Gia đình, bạn bè những người luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên chúng em trong suốt thời gian qua. Các thầy cô trong hội đồng ban giám khảo chấm đã dành thời gian quý báu để đọc, nhận xét và góp ý cho đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em. Dù đã làm hết khả năng nhưng do trình độ người viết còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Mong quý thầy cô thông cảm và cho ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Thốt Nốt, ngày 09 tháng 12 năm 2021 Nhóm nghiên cứu
2 TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC “Hành vi ngại chia sẻ với người thân của học sinh Trung học cơ sở thuộc địa bàn Quận Thốt Nốt” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời gian gần đây có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra ở môi trường học đường, đặc biệt đối với học sinh ở lứa tuổi Trung học cơ sở. Nguyên nhân của những sự việc không hay này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó có một nguyên nhân đáng quan tâm nhất là những học sinh này rất ít chịu chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với mọi người xung quanh, đặc biệt là người thân. Nhìn thấy được hậu quả vô cùng nguy hiểm của hành vi ngại chia sẻ với người thân, nhóm chúng em muốn tìm ra nguyên nhân, từ đó lựa chọn và đưa ra giải pháp phù hợp để hạn chế thấp nhất hành vi này, nhằm tạo nên một môi trường học tập lành mạnh và giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn. Đó cũng là lí do mà nhóm chúng em đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Hành vi ngại chia sẻ với người thân của học sinh Trung học cơ sở thuộc địa bàn Quận Thốt Nốt. II. MỤC TIÊU Khi chọn đề tài này nhóm chúng em đã đặt ra những mục đích nhất định phải đạt được: - Phân tích và làm rõ sự thay đổi về diễn biến tâm sinh lí của học sinh qua từng độ tuổi. Nhằm mục đích làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi trên. - Chỉ ra hàng loạt tác hại nguy hiểm của việc ít chia sẻ từ đó nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất việc mắc phải hành vi này. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ về vấn đề. - Bước 1: Đánh giá sự nhận thức và quan tâm của các lứa tuổi học sinh về hành vi chia sẻ với người thân. - Bước 2: Đánh giá sự nhận thức về thực trạng hành vi ngại chia sẻ với người thân của các lứa tuổi học sinh từ Tiểu học đến Trung học cơ sở . 2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu cụ thể thực trạng, nguyên nhân của hành vi ngại chia sẻ với người thân. - Bước 1: So sánh hành vi ngại chia sẻ với người thân của học sinh ở các lứa tuổi học sinh về các mặt khác nhau như: về thay đổi tâm sinh lí cơ thể, về học tập, về mối quan hệ bạn bè, về những người bạn khác phái, về nhu cầu tiền bạc,... - Bước 2: Đánh giá lại thực trạng chung về hành vi ngại chia sẻ của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn Quận Thốt Nốt.
3 - Bước 3: Nêu ra nguyên nhân dẫn đến hành vi ngại chia sẻ. - Bước 4: Tóm lại các nguyên nhân chung và đánh giá lại các nguyên nhân dẫn đến hành vi đó. 3. Giai đoạn 3: Nghiên cứu hậu quả và giải pháp của vấn đề. - Bước 1: Nêu ra hậu quả và đánh giá lại hậu quả dẫn đến hành vi ngại chia sẻ. - Bước 2: Đưa ra các giải pháp chung và hiệu quả nhất để hạn chế thấp nhất hành vi trên. Kết luận khoa học về câu hỏi nghiên cứu: do yếu tố tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi Trung học cơ sở thay đổi, người thân chưa quan tâm đúng mức mà học sinh ở lứa tuổi này ngại chia sẻ những vấn đề của bản thân với người thân. Hành vi này có nhiều hậu quả nghiêm trọng. IV. Ý NGHĨA - ĐỀ NGHỊ Về ý nghĩa khoa học: đây chính là bước tập tành nghiên cứu đầu tiên của học sinh, giúp học sinh làm quen hơn với cách thức làm việc và nghiên cứu khoa học. Về ý nghĩa thực tiễn: Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm ra thực trạng, phân tích và làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi ngại chia sẻ với người thân của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn Quận Thốt Nốt, trong sự so sánh với học sinh ở cáclứa tuổi nhỏ hơn. Từ đó thấy được những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, kết quả học tập của học sinh mà hành vi này gây ra và qua đó sẽ đưa ra những biện pháp hiệu quả để giảm bớt hành vi này.
4 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 7 1. Lí do chọn đề tài 7 2. Mục đích nghiên cứu 8 3. Nghiên cứu tổng quan về vấn đề 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Câu hỏi nghiên cứu 10 6. Giả thuyết khoa học 11 7. Phương pháp nghiên cứu 11 8. Thời gian nghiên cứu 11 B. PHẦN NỘI DUNG 12 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 12 1. Khái niệm chung về sự chia sẻ 12 1.1. Khái niệm chia sẻ 12 1.2. Vai trò của sự chia sẻ 12 1.3. Các đối tượng chia sẻ của lứa tuổi học sinh 13 2. Những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh qua từng giai đoạn 13 2.1. Lứa tuổi học sinh Mầm non, Tiểu học 13 2.2. Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở 14 II. THIẾT KẾ QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 18 1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu nhận thức về hành vi chia sẻ với người thân ở lứa tuổi học sinh qua kết quả phân tích phiếu khảo sát học sinh lần 1 18 1. 1. Đánh giá sự nhận thức, sự quan tâm của học sinh các lứa tuổi thuộc địa bàn Quận Thốt Nốt về hành vi chia sẻ với người thân 18 1.2. Khảo sát sự đánh giá của học sinh về sự cần thiết của hành vi chia sẻ với người thân và mức độ thường xuyên chia sẻ của học sinh ở các cấp học khác nhau. 20 1.3. Đánh giá về mức độ chia sẻ với người thân của các lứa tuổi học sinh trên một số tiêu chí cụ thể 25 2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu cụ thể thực trạng, nguyên nhân của hành vi ngại chia sẻ với người thân của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn 31