PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHỦ ĐỀ 2. CARBOHYDRATE. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE (File HS).pdf

CHƯƠNG 9: LIPID – CARBOHYDRATE – PROTEIN – POLYMER CHỦ ĐỀ 2: CARBOHYDRATE. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I.KHÁI NIỆM CARBOHYDRATE Carbohydrate là loại hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen, thường có công thức chung là Cn(H2O)m. Glucose, saccharose, tinh bột và cellulose là những carbohydrate phổ biến trong tự nhiên và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Một số loại carbohydrate và trạng thái tự nhiên II. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE 1.Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí Glucose có công thức phân tử C6H12O6, là chất rắn không màu, không mùi, có vị ngọt. Tan tốt trong nước, có trong nhiều trái cây chín (đặc biệt nho chín), có trong máu, là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động ở tế bào. Saccharose có công thức phân tử C12H22O11 là chất rắn không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước, có nhiều trong mía, củ cải đường, thốt nốt. 2.Tính chất hoá học a) Phản ứng tráng bạc của glucose C6H12O6 +Ag2O o 3 D ung dòchNH ,t 3⁄43⁄43⁄43⁄43⁄4® C6H12O7 + 2Ag  Phản ứng này được dùng để tráng bạc lên kính trong sản xuất gương soi, nên có tên là phản ứng tráng bạc. =>Saccharose không có phản ứng này. b) Phản ứng lên men rượu của glucose C6H12O6 3⁄43⁄43⁄43⁄4® E nzymer 2C2H5OH + 2CO2 glucose ethylic alcohol  Phản ứng này được sử dụng để sản xuất bia, rượu hay các loại đồ uống có cồn khác. c)Phản ứng thuỷ phân của saccharose C12H22O11 +H2O 0 3⁄43⁄43⁄43⁄43⁄43⁄4® E nzymer hoaëcacid/t C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose) 3.Vai trò và ứng dụng của glucose và saccharose a)Vai trò Glucose hình thành ở thực vật qua quá trình quang hợp và ở động vật qua quá trình tiêu hoá carbohydrate. Glucose là nguồn năng lượng chính cho cả thực vật và động vật, cung cấp năng lượng cho các tế bào, hỗ trợ tăng trưởng và trao đổi chất. Saccharose có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể nên được sử dụng phổ biến làm nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm.
 Tiêu thụ quá nhiều glucose, saccharose trong thời gian dài có nguy cơ bị béo phì và mắc các bệnh khác như tiểu đường, tim mạch,... b)Ứng dụng Glucose được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm. Ngoài ra, glucose cũng là nguyên liệu để sản xuất đồ uống có cồn và tráng gương. Saccharose được sử dụng làm chất tạo ngọt cho nhiều loại đồ uống và bánh kẹo. Một số ứng dụng của glucose (a) và saccharose (b) B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. (SGK – KNTT) So sánh tính chất vật lí của glucose và saccharose. Câu 2. (SGK – KNTT) Lấy ví dụ các sản phẩm tự nhiên trong đời sống có chứa nhiều đường glucose và saccharose. Câu 3 (SBT – KNTT). Viết các PTHH minh hoạ các quá trình: a) Chuyển hoá glucose thành ethylic alcohol. b) Chuyển hoá saccharose thành glucose và fructose. Câu 4 (SBT – CTST). Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng: Cột A CộtB 1)C6H12O6 +Ag2O o 3 D ung dòchNH ,t 3⁄43⁄43⁄43⁄43⁄4® a) ethylic alcohol + ... 2) Glucose dùng để b) pha chế dịch truyền, tráng bạc, sản xuất vitamin C,... 3) Glucose 3⁄43⁄43⁄43⁄4® E nzymer c) chế biến thực phẩm, dược phẩm, pha chế thuốc,... 4) Saccharose dùng để d) glucose + fructose 5) C12H22O11 +H2O 0 3⁄43⁄43⁄43⁄43⁄43⁄4® E nzymer hoaëcacid/t e) ... + Ag ̄ Câu 5 (SBT – CTST). Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được các phát biểu đúng. a) Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều (1)... b) Mật ong, quả nho chín đểu có chứa nhiều (2)... c) (3)... có nhiều trong hoa quả chín, trong máu người và động vật. d) (4)... có nhiều trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. e) (5)... có phản ứng tráng bạc cùng với phản ứng (6)... tạo ethylic alcohol và (7)... g) (8)... có phản ứng thuỷ phân nhưng không có phản ứng tráng bạc. h) (9)... có phản ứng tráng bạc nhưng không có phản ứng thuỷ phân. i) Glucose và saccharose đều có phản ứng ...(10)... Câu 6. Khi pha nước giải khát có đá, theo em ta nên cho đá hay cho đường vào nước trước khi khuấy? Câu 7. Hãy viết các phương trình hoá học cho dãy chuyển hoá sau: Saccharose 3⁄43⁄4®(1) glucose 3⁄43⁄4®(2) ethyl alcohol 3⁄43⁄4®(3) acetic acid 3⁄43⁄4®(4) ethylacetate Câu 8. Trình bày cách nhận biết hai chất rắn mất nhãn đựng trong hai lọ riêng biệt sau: glucose và saccharose.
Câu 9 (SBT – KNTT). Một số vi khuẩn trong miệng có thể chuyển hoá saccharose thành acid. Theo em, ăn nhiều bánh kẹo hoặc thức ăn được tạo vị ngọt bằng saccharose mà không vệ sinh răng miệng đúng cách có tác động như thế nào đến sức khoẻ của răng? Câu 10 (SBT – CD). Chọn các từ thích hợp (lipid, glucose, saccharose, fructose) để điền vào chỗ ..........trong các câu sau: a)........... tan tốt trong nước, là nguồn năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể người và động vật. b)...........tan tốt trong nước, có nhiều trong cây mía. Đó là chất dinh dưỡng được cơ thể người hấp thụ và chuyển hoá dễ dàng thành .............và.............. c) Khi ăn quá nhiều các loại bánh ngọt, kẹo có chứa .............., có thể làm tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường. d) Mía, củ cải đường, thốt nốt có nhiều............còn quả nho chín có nhiều.............. Câu 11 (SBT – CD). Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau Saccharose Glucose Ag C2H5OH Câu 12 (SBT – CTST). Người ta thường dùng glucose để tráng ruột phích (phích dùng để giữ nóng cho nước). Trung bình mỗi ruột phích có khối lượng bạc tráng lên là 0,756 g. Tính khối lượng glucose cần dùng để tráng một ruột phích, biết hiệu suất phản ứng tráng bạc chỉ đạt được 40%. Phích đựng nước nóng Ruột phích (bộ phận được tráng bạc) Câu 13 (SBT – CTST). Giả sử 1 kg nho tươi có chứa khoảng 45 g glucose. Khi lên men 9 kg nho sẽ thu được bao nhiêu mL rượu nho 9,2°? Biết hiệu suất lên men đạt 81%. (Khối lượng riêng của rượu : 0,789g/mL). Câu 14 (SBT – CTST). Mật rỉ đường là sản phẩm phụ thu được trong quá trình sản xuất đường mía. Một cơ sở sản xuất ốp lưng điện thoại dùng mật rỉ đường để tráng bạc cho ốp lưng điện thoại. Giả sử khối lượng bạc tráng lên mỗi ốp lưng điện thoại là 0,27 g. Khi dùng 171 kg mật rỉ có chứa 40% saccharose sẽ tráng bạc được tối đa bao nhiên ốp lưng điện thoại? Biết quá trình thuỷ phân saccharose xảy ra hoàn toàn và phản ứng tráng bạc có hiệu suất 40%. Câu 15. Từ 1 tấn nước mía có chứa 13% saccharose có thể thu được bao nhiêu kg saccharose, biết có 2% đường bị mất đi sau giai đoạn lọc bỏ tạo chất và 20% đường bị giữa lại trong nước rỉ đường. Câu 16. Tiến hành sản xuất rượu vang bằng phương pháp lên men rượu với nguyên liệu là 20,16 kg nho tươi (chứa 15% khối lượng glucose) thu được V lít rượu vang 13,8°, biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml. Giả thuyết rằng trong nho chỉ có glucose bị lên men tạo thành ethyl alcohol với hiệu suất 60%. Tìm V. PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MỨC 1: NHẬN BIẾT Câu 1 (SBT – KNTT). Nguyên tố nào dưới đây không có trong các hợp chất carbohydrate?
A.C. B.H. C.O. D.Cl. Câu 2 (SBT – KNTT). Trong các hợp chất gồm ethylic alcohol, acetic acid, glucose, saccharose, tinh bột và cellulose, có bao nhiêu chất thuộc loại carbohydrate? A. 3. B.4. C.5. D.6. Câu 3 (SBT – CTST). Loại quả nào sau đây có chứa hàm lượng glucose lớn nhất? A. Quả dưa hấu. B. Quả nho chín. C. Quả chuối chín. D. Quả xoài chín. Câu 4 (SBT – CTST). Saccharose có nhiều nhất trong sản phẩm nào sau đây? A. Mật ong. B. Các loại quả chín. C. Củ cải đường. D. Quả bơ. Câu 5 (SBT – CTST). Carbohydrate X có nhiều trong hoa thốt nốt. Công thức phân tử của carbohydrate X là A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. Cn(H2O)m. Câu 6 (SBT – CD). Công thức chung của carbohydrate là: A. (CH2)nOm với n 3 m B. Cn(H2O)m với n < m C. Cn(H2O)m với n > m D. Cn(H2O)m với n3 m Câu 7 (SBT – CD). Trong thực vật, glucose thường có nhiều ở A. lá. B. quả chín. C. rễ. D. thân. Câu 8. Số nguyên tử carbon trong phân tử saccharose là A. 6. B. 12. C. 22. D. 11. Câu 9. Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO2 và A. CH3COOH B. C2H4 C. CH4 D. C2H5OH. Câu 10. Loại đường có nhiều nhất trong quả nho chín là A. saccharose. B. maltose. C. glucose. D. fructose. Câu 11. Loại đường có nhiều trong mía, củ cải đường là A. saccharose. B. maltose. C. glucose. D. fructose. Câu 12: Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào ? A. Glucose. B. cellulose. C. Saccharose. D. Fructose. Câu 13: Saccharose là một loại disaccharide có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Cây mía Hoa thốt nốt Củ cải đường Công thức phân tử của saccharose là A. C6H12O6. B. C2H4O2. C. (C6H10O5)n. D. C12H22O11. Câu 14: Khi thủy phân saccharose thì thu được A. glucose và fructose B. fructose. C. glucose. D. ethyl alcohol. Câu 15: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây dễ tan trong nước? A. Tristearin. B. Cellulose. C. Glucose. D. Tinh bột. MỨC 2: THÔNG HIỂU Câu 1 (SBT – KNTT). Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm trạng thái và ứng dụng chung của glucose và saccharose? A. Dạng tinh thể. B. Tan tốt trong nước. C. Không màu, có vị ngọt. D. Tập trung chủ yếu ở rễ cây.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.