Content text ĐỀ TỔNG ÔN SỐ 5 (MÃ ĐỀ 271) 2024-2025.docx
Trang 1/ - Mã đề thi 271 NGUYỄN ANH SANG MÃ ĐỀ THI: 271 ĐỀ TỔNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Năm học: 2024-2025 Học phần: Giáo dục học (EDUC2802) Số tín chỉ: 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) *Lưu ý: - Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (Google Form) - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ======================================================================== === Câu 1: Mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người học trong hoạt động giáo dục mang tính chất nào dưới đây? A. Tương đối ổn định B. Hoàn toàn độc lập C. Tương tác biện chứng D. Liên kết đa lĩnh vực Câu 2: Đâu là một trong những thành tố của môi trường giáo dục an toàn? A. Môi trường tâm lý – xã hội B. Môi trường tâm lý – giáo dục C. Môi trường văn hóa – xã hội D. Môi trường tinh thần Câu 3: Theo nhà thơ Ấn Độ Tagore: “… Giáo dục một người thầy được cả một _____.”. Hãy điền vào chỗ trống. A. Gia đình B. Xã hội C. Người đàn bà D. Người đàn ông Câu 4: Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào thời gian nào ở trường phổ thông? A. Đầu năm học B. Giữa năm học C. Cuối năm học D. Không có thời gian cụ thể Câu 5: Đâu KHÔNG PHẢI là một trong những năng lực thuộc nhóm năng lực tìm hiểu và nắm vững đặc điểm học sinh? A. Xác định cách thức để tìm hiểu, nắm vững học sinh B. Xác định nội dung tìm hiểu học sinh C. Xác định mục tiêu tìm hiểu học sinh D. Lập kế hoạch cụ thể để tìm hiểu học sinh. Câu 6: Năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông là gì? A. khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ giáo dục được hình thành và phát triển trên cơ sở vận dụng hệ thống kiến thức và kỹ năng sư phạm cần thiết. B. khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ dạy học, giáo dục được hình thành và phát triển trên cơ sở vận dụng hệ thống kiến thức và kỹ năng đời sống cần thiết. C. khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ dạy học, giáo dục được hình thành và phát triển trên cơ sở vận dụng hệ thống kiến thức và kỹ năng sư phạm cần thiết. D. khả năng hoàn thành công việc, nhiệm vụ dạy học, giáo dục được hình thành và phát triển trên cơ sở vận dụng hệ thống kiến thức và kỹ năng sư phạm cần thiết. Câu 7: “Dân trí” được hiểu là gì? A. Trình độ thành thạo kĩ năng, trình độ văn hóa của người dân trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. B. Trình độ hiểu biết, trình độ thẩm thấu của người dân trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. C. Trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa của người dân trong các thời kỳ lịch sử. D. Trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa của người dân trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Câu 8: Điền từ thích hợp vào câu sau: “_________ thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nhiệm vụ được hiệu trưởng được phân công, cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao.” A. Chủ tịch Hội đồng trường. B. Tổ trưởng tổ văn phòng C. Phó Hiệu trưởng D. Tổ trưởng tổ chuyên môn Câu 9: Đâu KHÔNG PHẢI là một thành tố trong mạch nội dung “Hoạt động hướng nghiệp” (CT 2018)? A. Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp B. Hoạt động tìm hiểu về nghề nghiệp C. Hoạt động khám phá bản thân D. Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp Câu 10: Nội dung nào sau đây là một trong những thành tố của nguyên lí giáo dục của Việt Nam? A. Đổi mới giáo dục gắn liền với đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá B. Nội dung dạy học gắn liền với nhu cầu người học C. Gắn tính tích cực chủ động của người học và tính chủ đạo của nhà giáo dục D. Lí luận gắn liền với thực tiễn Câu 11: Mối quan hệ giữa mục đích và mục tiêu giáo dục là gì?
Trang 2/ - Mã đề thi 271 A. Đối chọi B. Mâu thuẫn C. Giao nhau D. Bao hàm Câu 12: Thời kỳ đầu, công nhân xưởng may A làm việc với năng suất thấp, may ra những chiếc áo thường xuyên bị lỗi. Nhờ sự tận tình tạo điều kiện của công ty cho công nhân trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, chỉ sau 3 tháng, công nhân đã làm ra sản phẩm không những nhiều mà còn đẹp. Điều này thể hiện chức năng gì của giáo dục? A. Kinh tế - sản xuất B. Quốc phòng – an ninh C. Văn hóa – xã hội D. Chính trị - tư tưởng Câu 13: Cấp học nào có tỷ trọng mạch nội dung “Hoạt động hướng nghiệp” trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (2018) cao nhất? A. Tiểu học B. Trung học phổ thông C. Trung học cơ sở D. Mầm non Câu 14: Đâu KHÔNG PHẢI là mục đích giáo dục trên bình diện xã hội? A. Nâng cao dân trí B. Giáo dục phẩm chất C. Đào tạo nhân lực D. Bồi dưỡng nhân tài Câu 15: Điều vào chỗ trống trong câu sau: “Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là nền dân chủ mang tính _______, tính _______ sâu sắc.” A. dân chủ - nhân đạo B. dân chủ - nhân dân. C. dân tộc – dân chủ D. nhân dân – nhân đạo Câu 16: Lớp 10/5 có một số học sinh chưa hòa nhập với lớp học đầu năm học, mục tiêu nào sau đây KHÔNG góp phần khắc phục, hạn chế bớt thách thức trên? A. Đảm bảo 100% học sinh tích cực giao tiếp, trao đổi trong tiết sinh hoạt lớp. B. Đảm bảo 100% học sinh có tinh thần tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động giáo dục do giáo viên tổ chức. C. Đảm bảo 100% học sinh phát biểu ít nhất 1 lần trong tiết học. D. Đảm bảo 100% học sinh tham gia hoạt động sinh hoạt tập thể tại lớp học trong tháng 12. Câu 17: Để trở thành một người quản lí – giáo dục toàn diện cho một lớp học, người giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện điều gì? A. Lựa chọn phương pháp quản lí – giáo dục tương thích với mỗi tập thể học sinh. B. Đảm bảo tính biện chứng giữa hoạt động truyền đạt và hoạt động quản lí. C. Trau dồi một trái tim chân thành nhưng thiếu nhiệt huyết. D. Dẫn dât tập thể học sinh một cách bất định. Câu 18: Thời kỳ Bắc thuộc, chế độ bóc lột phương Bắc ép dân ta phải học chữ Hán, nội dung chương trình học và các sách báo dạy chữ Hán được đưa vào trong đời sống người Việt. Điều này thể hiện tính chất gì của giáo dục? A. Tính xã hội - lịch sử B. Tính giai cấp C. Tính nhân văn D. Tính phổ biến và vĩnh hằng Câu 19: Hành vi nào sau đây KHÔNG PHẢI là hành vi kiến tạo môi trường giáo dục an toàn? A. Trang trí lớp học được chú trọng mỗi tháng. B. Thường xuyên kiểm tra chất lượng bàn ghế C. Xây dựng bầu không khí vui tươi D. Bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng Câu 20: Sản phẩm của hoạt động sư phạm là gì? A. Nhân cách toàn diện của người học B. Bài học gắn với chủ đề môn học C. Sự tái tạo tri thức có mục đích của học sinh. D. Thái độ, tình cảm tích cực của học sinh Câu 21: Cấp học nào trong giáo dục phổ thông giúp học sinh “có những hiểu biết ban đầu vể kỹ thuật và hướng nghiệp.” A. Tiểu học B. Trung học phổ thông C. Đại học D. Trung học cơ sở Câu 22: Hoạt động của học sinh có tính chất nào trong việc thực hiện hoạt động giáo dục? A. Chủ động, tự giác B. Chủ động, an toàn C. Chăm chỉ, kiên trì D. Thụ động, tự vấn Câu 23: Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông hướng tới việc giúp học sinh vận dụng thực tiễn và xây dựng quá trình nào ở học sinh? A. Tự học có định hướng B. Tự học suốt đời C. Tự học tăng cường D. Tự học theo năng lực Câu 24: Bản chất chung của giáo dục là: A. Quá trình xã hội hóa con người B. Quá trình xã hội hóa nội dung giảng dạy C. Quá trình xã hội hóa giáo dục D. Quá trình xã hội hóa thói quen đời sống Câu 25: Hình thức hoạt động giáo dục theo chủ đề trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm được tổ chức thành 2 dạng: A. học kỳ - năm học B. tuần – tháng C. thường xuyên – định kỳ D. quý – năm học Câu 26: Học sinh trong thời đại công nghệ 4.0 ngoài việc nghe những lời dạy của cha mẹ, thầy cô thì cũng dễ tiếp xúc với những tư tưởng, quan điểm tích cực hoặc sai trái trên mạng xã hội, Internet. Điều này phản ánh rõ nhất tính chất gì trong hoạt động giáo dục? A. Tính mục đích B. Tính thống nhất biện chứng C. Tính lâu dài D. Tính phức hợp Câu 27: Theo số liệu thống kê, chất lượng việc làm của Việt Nam hiện nay như thế nào? A. Có bước tiến triển B. Chất lượng cao C. Thấp D. Tương đối ổn định Câu 28: Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết số 88/2013/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 quy định có đoạn: “… góp phần chuyển nền giáo dục nặng về _______ sang nền giáo dục phát triển toàn diện…”. Hãy điền vào chỗ trống trong đoạn trích trên. A. Truyền thụ kiến thức B. Xây dựng bài học C. Thực hành tích hợp D. Lý thuyết giáo điều Câu 29: Công cụ đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nào sau đây KHÔNG thuộc phương pháp trao đổi ý kiến của các bên liên quan? A. Hồ sơ học tập B. Phiếu đánh giá theo tiêu chí C. Thang đo D. Bảng khảo sát Câu 30: Đâu là chức năng đặc trưng của người giáo viên chủ nhiệm? A. Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường B. Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh C. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. D. Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý – giáo dục toàn diện học sinh một lớp học.
Trang 3/ - Mã đề thi 271 Câu 31: Đâu KHÔNG PHẢI là một thành tố thuộc nhóm năng lực hoạt động xã hội của người giáo viên? A. Tự bồi dưỡng chuyên môn. B. Xử lí tình huống giáo dục C. Giao tiếp, tham vấn, hỗ trợ học sinh D. Phối hợp với các lực lượng giáo dục Câu 32: Trong quá trình học tập tại trường, Hoa được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm như thi đua gói bánh ít, làm bánh chưng, thi múa dân gian,.. Qua các hoạt động, Hoa cảm thấy quý trọng hơn các giá trị truyền thống của đất nước. Điều này thể hiện chức năng gì của giáo dục? A. Quốc phòng – an ninh B. Văn hóa – xã hội C. Kinh tế - sản xuất D. Chính trị - tư tưởng Câu 33: Theo điều 20, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS và THPT, giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện công việc nào sau đây đối với học sinh? A. Đánh giá kết quả rèn luyện trên giấy B. Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kỳ và cả năm học C. Đánh giá kết quả rèn luyện theo quyết định của tổ bộ môn D. Đánh giá kết quả rèn luyện mỗi ngày Câu 34: Trong một tập thể học sinh, thỉnh thoảng sẽ có các học sinh không tuân theo kỷ luật của lớp học. Ta gọi đây là nhóm học sinh như thế nào? A. Tích cực B. Mâu thuẫn C. Cá biệt D. Thụ động Câu 35: Cô B là Giáo viên chủ nhiệm của lớp 11A5. Khi nhà trường thông báo về vấn đề đóng học phí cho học kỳ sắp tới, cô chủ động thông báo cho học sinh ngay lập tức. Điều này thể hiện rằng người giáo viên đã: A. bác bỏ chủ trương của nhà trường B. đề xuất các nguyện vọng của học sinh về học phí đến Ban giám hiệu. C. lắng nghe học sinh D. truyền đạt chủ trương của nhà trường cho học sinh Câu 36: Người giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động sư phạm cần phải nắm được kiến thức về tâm lý và giáo dục có hệ thống. Điều này phản ánh tính chất gì trong hoạt động sư phạm của giáo viên? A. Tính độc lập B. Tính sáng tạo C. Tính khoa học. D. Tính nghệ thuật Câu 37: Khi thiết kế một bài dạy về chủ đề “Bạo lực học đường”, cô A đã ghi rõ những phẩm chất và năng lực mà cô nghĩ học sinh cần đáp ứng. Điều này phản ánh rõ nhất tính chất gì trong hoạt động giáo dục? A. Tính thống nhất biện chứng B. Tính lâu dài C. Tính mục đích D. Tính cá biệt Câu 38: Cụm từ nào sau đây miêu tả rõ nhất vai trò, trọng trách của giáo viên? A. “Người bảo vệ công lý” B. “Bàn tay thầm lặng” C. “Sợi dây chuyền giữa các thế hệ” D. “Dũng sĩ áo trắng” Câu 39: Đâu KHÔNG là mục tiêu của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệm 2018 đối với cấp THCS? A. Hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội. B. Hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa C. Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích D. Biết tổ chức công việc một cách khoa học. Câu 40: Trong những cách phân công đội ngũ cán bộ lớp, phương án nào sau đây có phần dân chủ hơn các phương án còn lại? A. Dựa trên kết quả học tập của ứng cử viên B. Dựa trên kết quả bầu chọn của tất cả các học sinh trong lớp học C. Dựa trên ý kiến từ phía phụ huynh học sinh D. Dựa trên quyết định chủ quan của giáo viên chủ nhiệm Câu 41: Nội dung hoạt động trải nghiệm được tiến hành theo: A. quyết định của ban giám hiệu B. mạch nội dung C. định hướng của tổ chuyên môn D. chủ điểm từng tháng Câu 42: Công cụ đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nào sau đây KHÔNG thuộc phương pháp đánh giá sản phẩm của học sinh? A. Bảng khảo sát B. Thang đánh giá C. Bảng kiểm D. Phiếu đánh giá Câu 43: Ý nào sau đây là mục tiêu ngắn hạn để tập thể học sinh có thể phát triển? A. Hoàn thành bài tập về nhà môn Vật Lý B. Thi tốt nghiệp THPT quốc gia C. Tổ chức cắm trại cho lớp học vào cuối năm D. Tổ chức thực địa môn học Câu 44: “Sư phạm” được hiểu theo nghĩa thông thường là: A. Người định hướng chiến lược phát triển nhân cách của học sinh. B. Người chuyển giao của thế hệ C. Người soi đường cho con đường học tập của học sinh. D. Người thầy khuôn phép, mẫu mực, tấm gương sáng. Câu 45: “Tổ chức trò chơi” là một hình thức có thể tổ chức trong hoạt động nào sau đây thuộc Chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (2018)? A. Hoạt động thực hành B. Hoạt động đánh giá C. Hoạt động khám phá D. Hoạt động kết nối kinh nghiệm Câu 46: Để hình thành và phát triển toàn diện của nhân cách của học sinh, họ cần được rèn luyện thông qua con đường chủ đạo, trọng yếu nào sau đây? A. Giáo dục gia đình B. Giáo dục đời sống. C. Giáo dục theo phương thức nhà trường. D. Giáo dục đạo đức Câu 47: Hãy hoàn thành nhận định sau của Hồ Chí Minh: “Người thầy giáo tốt là những ____”. A. anh hùng áo vải B. người lính vẻ vang C. chiến sĩ mặt trận D. anh hùng vô danh Câu 48: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức bao nhiêu tiết trong một năm học? A. 140 tiết B. 35 tiết C. 70 tiết D. 105 tiết Câu 49: Phương pháp nào sau đây thuộc hình thức thể nghiệm, tương tác? A. Phương pháp tổ chức hoạt động tình nguyện B. Phương pháp tổ chức diễn đàn, giao lưu C. Phương pháp tổ chức tham quan D. Phương pháp tổ chức lao động công ích Câu 50: Dù trong thời phong kiến, thời kỳ tư bản chủ nghĩa hay thời kỳ định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, giáo dục vẫn giúp chăm sóc, răn dạy và giáo dục điều hay lẽ phải cho con người. Điều này thể hiện tính chất gì của giáo dục? A. Tính phổ biến và vĩnh hằng B. Tính nhân văn C. Tính xã hội - lịch sử D. Tính giai cấp
Trang 4/ - Mã đề thi 271 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------