Content text Chuyên đề 9. THƠ CA CÁCH MẠNG.pdf
Trang 1 CHUYÊN ĐỀ 9 THƠ CA CÁCH MẠNG Mục tiêu Kiến thức + Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, thể thơ. + Làm rõ bức chân dung tinh thần người chiến sĩ cộng sản: ý thức giác ngộ, tinh thần yêu nước, khát vọng tự do, tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng thấm nhuần triết lí vượt khó trên đường đời. + Phân tích được những biểu hiện của bút pháp cổ điển và màu sắc hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh; những đặc sắc nghệ thuật trong thơ trữ tình; giọng điệu, biện pháp nghệ thuật để miêu tả và biểu cảm. + Chỉ ra được mục đích nói, dấu hiệu hình thức và sử dụng được câu cảm thán, câu trần thuật. Kĩ năng + Lập sơ đồ tư duy tóm tắt về tác giả. + So sánh đối chiếu bản dịch thơ và dịch nghĩa với nguyên tác. + Thực hành phân tích thơ Đường luật, thơ tứ tuyệt theo cấu trúc thể thơ. + Viết được bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). + Sử dụng được câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật phù hợp với ngữ cảnh. + Viết được bài văn thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
Trang 2 A. VĂN BẢN VĂN HỌC I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM KHI CON TU HÚ Tố Hữu 1. Tác giả Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ 2. Tác phẩm - Sáng tác tháng 7/1939, khi tác giả bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Lúc này, Tố Hữu mới 19 tuổi, say sưa với hoạt động cách mạng thì bị thực dân Pháp bắt giam. - Độc đáo. - “Khi con tu hú” chỉ là vế phụ của câu, chưa trọn nghĩa. - Gợi mở cảm xúc của bài thơ, tạo sự chờ đợi, tò mò. 3. Nội dung a. Bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp - Bức tranh thiên nhiên trong bài không phải là cảnh thực mà là cảnh được tái hiện trong tâm trí nhà thơ, nó được gợi ra bằng tiếng chim tu hú gọi bầy. - Khung cảnh thiên nhiên được cảm nhận theo trình tự từ thấp lên cao: Cảnh dưới mặt đất Cảnh bầu trời Lúa chiêm đương chín. Vườn cây xanh tốt, trái ngọt, tiếng ve ngân. Sân nhà bắp phơi đầy, ánh nắng chan hòa. → Cuộc sống sung túc, ấm no, vui tươi, thanh bình. Bầu trời cao rộng. Cánh diều bay lượn, tiếng sáo diều trầm bổng vi vút. → Không gian rộng lớn, khoáng đạt. - Bức tranh thiên nhiên có màu sắc tươi tắn (bắp, trái cây, bầu trời, nắng,...); có âm thanh rộn rã (tiếng chim tu hú, sáo diều,...); có hương vị ngọt ngào; có hình ảnh sống động (con diều sáo lộn nhào tầng không). → Bức tranh được cảm nhận bằng tâm hồn rộng mở, đầy nhiệt huyết của người tù cách mạng. b. Tâm trạng người tù cách mạng - Bức tranh thiên nhiên trong bài không phải là cảnh thực mà là cảnh được tái hiện trong tâm trí nhà thơ, nó được gợi ra bằng tiếng chim tu hú gọi bầy. - Khung cảnh thiên nhiên được cảm nhận theo trình tự từ thấp lên cao.
Trang 3 TỨC CẢNH PÁC BÓ Hồ Chí Minh 1. Tác giả - Hồ Chí Minh (1890 – 1969) - Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. 2. Tác phẩm - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. - Tháng 2/1941 – khi Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó (Cao Bằng). 3. Nội dung a. Cảnh sinh hoạt và làm việc - Cuộc sống giữa thiên nhiên gian khổ và đầy thiếu thốn (sống ở trong hang, làm việc bên bờ suối, nơi làm việc là bàn đá chông chênh), với bữa ăn đơn sơ, giản dị đã trở thành quen thuộc với người chiến sĩ cách mạng. - Công việc dịch sử Đảng của Người lúc bấy giờ là công việc rất đặc biệt, có ý nghĩa cho công cuộc Cách mạng Việt Nam. - Người sống một cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, với niềm vui chân thành, cao đẹp. b. Phong thái ung dung, lạc quan - Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đến như vậy nhưng nhà thơ vẫn tìm thấy niềm vui, sự thích thú, “vẫn sẵn sàng” cho công việc đầy ý nghĩa. - Niềm vui thú của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Cuộc sống đó với Người không hề nghèo khổ, thiếu thốn mà còn khiến Bác thấy “thật là sang”. Điều đó chính là nhờ tinh thần lạc quan của Người. - Hình ảnh của Người được khắc họa chân thực với những gian khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng giàu có về tinh thần.
Trang 4 NGẮM TRĂNG Hồ Chí Minh 1. Giới thiệu a. Hoàn cảnh sáng tác - Tháng 8/1942, Hồ Chí Minh bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Người bị bắt giữ, giải qua gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. - Trong thời gian này, Người sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ được viết bằng chữ Hán, gồm 133 bài, chủ yếu là thơ tứ tuyệt. b. Kết cấu Kết cấu thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 phần: khai – thừa – chuyển – hợp. 2. Nội dung a. Hoàn cảnh ngắm trăng và cảm xúc nhà thơ - Khác với các thi nhân xưa, Người ngắm trăng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt và thiếu thốn: “trong tù”, “không rượu”, “không hoa”. - Bối rối nhưng cũng vô cùng tiếc nuối bởi một đêm trăng đẹp mà lại không có rượu, có hoa để thưởng ngoạn. Nhà lao vốn là nơi giam cầm, tù đày, làm sao có thể là nơi để thi nhân thả hồn ngắm trăng. - Băn khoăn không biết làm thế nào trước khung cảnh thiên nhiên đẹp. Nỗi băn khoăn đó là nỗi băn khoăn của một người nghệ sĩ, yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp, đồng thời thể hiện niềm say mê, sự trân trọng của Người với trăng. b. Cuộc gặp gỡ giữa trăng với người - Băn khoăn trước hoàn cảnh thiếu thốn. Bác đã ngắm trăng, đón nhận người bạn tri âm tri kỉ bằng tấm lòng trong sáng, thiết tha. - Tâm hồn của người dường như bay bổng, vượt qua song sắt nhà lao để đến với trăng, ngắm trăng cho thỏa thích. - Trăng được nhân hóa, dường như cũng mang tâm hồn tựa như con người, đã theo vào nhà lao để ngắm người. - Trăng và người đều rất đẹp, trăng yêu người cũng tựa như người yêu trăng. Chính vì thế, giữa hai tâm hồn đồng điệu ấy có mối giao hòa, thấu hiểu nhau vượt lên trên mọi hoàn cảnh.