Content text ĐỀ 5.docx
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5 PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Biển Đông giúp Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế thông qua: A. Giao lưu thương mại và hợp tác biển B. Phát triển nông nghiệp C. Mở rộng đất nông nghiệp D. Phát triển công nghiệp nặng Câu 2. Việc phát triển kinh tế biển có tác động như thế nào đến an ninh quốc phòng? A. Gia tăng ngân sách quốc phòn B. Tăng cường khả năng phòng thủ và bảo vệ chủ quyền C. Mở rộng quan hệ ngoại giao D. Giảm chi phí quốc phòng Câu 3. Hành động cụ thể nào thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo? A. Tham gia các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển đảo B. Khai thác tài nguyên biển không kiểm soát C. Không quan tâm đến các vấn đề biển đảo D. Phản đối việc bảo vệ chủ quyền Câu 4. Công dân Việt Nam có thể góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cách nào? A. Nâng cao nhận thức về pháp lý quốc tế liên quan đến biển đảo B. Khai thác tài nguyên biển một cách tùy tiện C. Đầu tư vào các dự án công nghiệp ở đất liền D. Tăng cường khai thác rừng ngập mặn Câu 5. Hoạt động nào giúp thúc đẩy sự hiểu biết về chủ quyền biển đảo trong cộng đồng? A. Tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn về chủ quyền biển đảo B. Khai thác tài nguyên biển không kiểm soát C. Tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài D. Không tham gia các hoạt động cộng đồng Câu 6. Các biện pháp nào được coi là trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường biển? A. Không xả rác và giữ gìn vệ sinh bờ biển B. Khai thác hải sản không theo quy định C. Sử dụng các chất độc hại để đánh bắt cá D. Tập trung vào việc phát triển công nghiệp nặng Câu 7. Một trong những thách thức mà biến đổi khí hậu mang lại cho kinh tế châu thổ sông Cửu Long là: A. Tăng cường sản xuất nông nghiệp B. Gia tăng xâm nhập mặn, làm giảm sản lượng nông nghiệp C. Phát triển du lịch biển D. Cải thiện hệ thống giao thông Câu 8. Giải pháp nào sau đây giúp ứng phó với xâm nhập mặn ở châu thổ sông Cửu Long? A. Xây dựng đê chắn mặn và hệ thống tưới tiêu hợp lý B. Tăng cường khai thác thủy sản C. Mở rộng diện tích đất nông nghiệp D. Tập trung vào công nghiệp nặng Câu 8: Chế độ nước sông Hồng có mùa nào dưới đây? A. Mùa mưa và mùa khô B. Mùa xuân và mùa hạ C. Mùa lũ và mùa cạn D. Đáp án khác Câu 9: Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam hiện nay là? A. Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt B. Các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép C. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 10: Hệ sinh thái nào phát triển ở Việt Nam? A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn B. Hệ sinh thái rạn san hô C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Đáp án khác
Câu 11: Chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng A. Phát triển tốt B. Ô nhiễm hóa C. Suy thoái D.Đáp án khác Câu 12: Chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái thể hiện ở ? A. Lượng rác thải, chất thải trên biển tăng B. Nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm C. Số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,...) bị suy thoái,.. D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 13: Tài nguyên vùng biển đảo nước ta khá phong phú và đa dạng thể hiện ở? A. Có nhiều loài thủ sản cho giá trị kinh tế cao B. Nguồn muối vô tận C. Các khoáng sản có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thủy tinh, ti-tan,... D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 14: Đâu là thuận lợi để nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam? A. Có nhiều giống hải sản quý B. Có môi trường thích hợp C. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá D. Đáp án khác Câu 15: Nguồn tài nguyên du lịch biển đặc sắc và đa dạng như thế nào? A. Có các bãi biển đẹp B. Vịnh biển phong cảnh độc đáo C. Có ccác khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển biển,... D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 16: Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta là? A.Vận tải biển và dịch vụ cảng biển B. Khai thác hải sản C.Khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển khác D. Cả ba đáp án trên đều đúng PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (3 điểm) Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923. Câu 2. (5 điểm) Để đối phó với cuộc đại suy thoái (1929 – 1933), các nước Anh Pháp Mỹ, Đức, Italia đã làm gì? Em hãy trình bày biện pháp cụ thể của nước Đức và nước Mỹ trong giải quyết khủng hoảng? Nêu nhận xét của em về con đường thọát khỏi đại suy thoái kinh tế của các nước Âu -Mỹ? Bài học từ cuộc đại suy thới kinh tế 1929-1933 cho sự phát triển kinh tế Việt Nam đến nay? Câu 3. (3 điểm) Tóm tắt nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và ý nghĩa của Phong trào Ngũ tứ (1919) ở Trung Quốc. Chỉ ra điểm mới của Phong trào Ngũ tứ so với các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Trung Quốc. Câu 4 ( 5 điểm) 85 năm trước, phát xít Đức đã bất ngời tấn công Ba Lan và chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ. Kéo dài trong 6 năm, cuộc chiến đã khiến hàng chục triệu người tại nhiều nước bỏ mạng. Cho đến nay, những thương vong, tổn thất lớn về người và của trong cuộc chiến thảm khốc nhất lịch sử nhân loại vẫn là bài học đắt giá, nhắc nhở thế giới luôn biết trân trọng và giữ gìn nền hoà bình trên Trái Đất Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trả lời các câu hỏi sau 1. Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai 2. Tại sao nói: Những tổn thất, thương vong lớn vẫn còn đó và luôn là bài học để nhắc nhở thế giới cần phải trân trọng và gìn giữ nền hoà bình lầu dài
Trả lời: 1 Những nét chính về phong trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu từ năm 1918 đến năm 1923 - Nguyên nhân: + Hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Các nước thắng trận cũng như thua trận đều bị tàn phá nặng nề, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây nên các nước tư bản đã tăng cường bóc lột nhân dân thuộc địa và chính quốc chính vì vậy đời sống của nhân dân các nước tư bản châu Âu vô cùng khổ cực họ đã đứng lên đấu tranh + Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công cũng đã có cỗ vũ tinh thần đấu tranh của công nhân các nước tư bản châu Âu, chính vì vậy những năm 1918 – 1923, một phong trào cách mạng bùng nổ ở khắp các nước tư bản châu Âu. 0,25 0,25 - Diễn biến: Phong trào cách mạng bùng nổ hầu khắp các nước tư bản châu Âu: Đức, Intalia, Pháp, Anh, Hungary… với sự tham gia đông đảo giai cấp công nhân, nhân dân lao động, binh lính, …diễn ra dưới nhiều hình thức, đặc biệt là tổng bãi công và khởi nghĩa, với mục tiêu ban đầu chống chế độ quân chủ, chống chính quyền tư sản, sau đó là xây dựng mô hình nhà nước theo kiểu nước Nga Xô Viết. 0, 5 Ở Đức: - Ở Đức, ngày 9-11-1918, công nhân và các tầng lớp nhân dân ở Béc-lin đã tổng bãi công, sau đó chuyển thành khởi nghĩa vũ trang với sự tham gia của các binh lính đã lật đổ chế độ quân chủ. Chính quyền của giai cấp tư sản, chế độ cộng hòa tư sản ở Đức được thiết lập. - Tháng 12/1918, Đảng Cộng sản Đức được thành lập. - Trong những năm 1919 – 1923, phong trào cách mạng chống lại giai cấp tư sản vẫn tiếp diễn nhưng thất bại. 0, 5 Ở Anh - Năm 1919 đến năm 1921, có tới 6,5 triệu người bãi công. Công nhân không những đưa ra yêu sách kinh tế mà còn đưa ra yêu sách về chính trị. 0,25 Ở Pháp - Phong trào bãi công của công nhân chuyển thành cao trào cách mạng, với cuộc tổng bãi công lớn nhất nổ ra nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5/1920) lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia và kéo dài suốt 1 tuần lễ. 0,25 Ở Italia - Ở Italia, năm 1919, có hơn 1.600 cuộc bãi công với hơn 1 triệu người tham gia, phong trào đạt tới đỉnh điểm vào năm 1920, chuyển thành phong trào chiếm công xưởng, thành lập các “Đội cận vệ đỏ” để bảo vệ công xưởng. 0,25 - Kêt quả: - Hàng loạt các Đảng Cộng sản được thành lâp như Đức (1918), Pháp (1920), Anh (1920). Italia (1921). Đỉnh cao của phong trào là việc thành lập Cộng hòa Xô viết Hung-ga-ri (3/1919), Cộng hòa Xô viết Ba-vi-e (Đức). 0,5 - Đến cuối năm 1923, phong trào tạm lắng do do chính quyền của giai cấp tư sản ở các nước tiếp tục tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. 0,25
3 Để đối phó với cuộc đại suy thoái (1929 – 1933), các nước Anh Pháp Mỹ, Đức, Italia đã làm gì? Em hãy trình bày biện pháp cụ thể của nước Đức và nước Mỹ trong giải quyết khủng hoảng? Nêu nhận xét của em về con đường thọát khỏi đại suy thoái kinh tế của các nước Âu -Mỹ? Bài học từ cuộc đại suy thới kinh tế 1929-1933 cho sự phát triển kinh tế Việt Nam đến nay? Các biện pháp đối phó với đại suy thoái kinh tế (1929-1933) - Trong những năm 1929 – 1933, thế giới đã diễn ra cuộc đại suy thoái kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tê' và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa: công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, nghèo đói; người tham gia bãi công ở các nước tư bản tăng cao. - Để thoát khỏi đại suy thoái, các nước Anh, Pháp,... có nhiều thuộc địa, vốn và thị trường nên tiến hành những cuộc đại cải cách kinh tê' - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a, không có hoặc có ít thuộc địa nên ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thị trường, đã đi theo con đường phát xít hoá, thiết lập chê' độ độc tài, phát động chiến tranh để phân chia lại thê' giới. 0,5 0,5 Ở Đức: Để đối phó lại đại suy thoái kinh tế giới cầm quyền quyết định đưa Hít le lên làm thủ tướng Ngay sau khi nắm quyền, Hít-le đã buộc tất cả những đảng phái đối lập giải thể và bắt tất cả những người chống đối vào trại tập trung. Nước Đức trở thành một “lò lửa chiến tranh” - Năm 1936, liên minh phát xít Đức – Italia ra đời. Hít-le công khai mục tiêu “chinh phục một không gian sinh tồn mới ở phía đông cho người dân Đức” và “bài trừ Do Thái”. Chế độ phát xít đã bộc lộ đầy đủ bản chất của nó. Hậu quả: Các nước phát xít chạy đua vũ trang, nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới đe dọa đến hòa bình, an ninh thế giới. 0,5 Ở Mỹ: - Để đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc đại suy thoái, năm 1932, sau khi đăc cử Tổng thống, Ph.Ru-dơ-ven đã thực hiện “Chính sách mới” Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội. Trong đó chủ yếu: + Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. + Đạo luật ngân hàng. + Đạo luật cứu trợ người thất nghiệp. + Đạo luật phục hưng công nghiệp. - Trong đó, đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc. => Bản chất: tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lí và điều tiết nền kinh tế. “Chính sách mới” đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, tình hình chính trị, xã hội dần dần được ổn định. Tuy nhiên, nó không giúp nước Mỹ chấm dứt hoàn toàn cuộc đại suy thoái kinh tế ở nước Mỹ 0,5 0,5 0,25 0,25 ♦ nhận xét về con đường thọát khỏi đại suy thoái kinh tế của các nước Âu - Mỹ - Do điều kiện lịch sử của mỗi nước có sự khác nhau, nên các nước tư bản Âu Mĩ đã đưa ra những giải pháp khác nhau để thoát khỏi đại suy thoái. Cụ thể là: + Các nước Anh, Pháp,... có nhiều thuộc địa, vốn và thị trường nên tiến hành 0,25 0,25