Content text ĐỀ 10 (Có lời giải chi tiết).Image.Marked.pdf
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 10 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Đọc đoạn ca dao sau và trả lời câu hỏi? Cứng cáp đeo bao vàng, Nón che đầu, vai gánh súng dài. Một tay nắm hỏa mai, Một tay cầm giáo, quan tài đưa xuống thuyền. Trống vang đánh ngũ liên, Chân bước xuống thuyền, nước mắt như mưa. (Ca dao Việt Nam) Nhân vật trong đoạn ca dao trên thể hiện điều gì? A. Tinh thần hiếu học của người dân Việt Nam. B. Hình ảnh người phụ nữ đảm đang trong lao động. C. Lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu của người lính. D. Nỗi buồn chia ly trong tình yêu. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tôi dò dẫm bước lên bậc thang, ngang qua những tấm màn che và ngủ ngay lập tức. Có những khi, Clove, cô gái đến từ quận 2, bước vào những giấc mơ của tôi. Cô ấy đuổi theo, níu tôi ngã xuống đất và rút ra một con dao rạch mặt tôi. Nó găm thật sâu vào má, tạo thành một vết rạch dài. Rồi Clove bắt đầu biến đổi, khuôn mặt cô ấy dài ra thành một cái mõm, lớp lông đen mọc lên từ da, móng tay hóa đâm ra thành những cái vuốt dài, nhưng đôi mắt thì vẫn không thay đổi. Cô ấy mang hình dạng của một con chó lai, sinh vật giống sói của Capitol đã mang đến nỗi kinh hoàng cho chúng tôi vào đêm cuối cùng tại đấu trường. Cô ấy quay đầu lại, hú một tràng dài để thu hút những con sói gần đó. Rồi Clove bắt đầu liếm chỗ máu chảy ra từ vết thương của tôi, mỗi vết liếm lại mang đến một cơn đau đớn cắt dọc khuôn mặt. Tôi khóc nghẹn ngào và giật mình tỉnh dậy, cả thân người run lẩy bẩy và đổ đầy mồ hôi. Tôi đặt tay lên chỗ má bị thương, tự nhủ với chính mình rằng không phải Clove mà là Thread đã làm tôi bị thương. Tôi ước gì Peeta ở đây để có thể ôm lấy tôi, cho tới khi tôi chợt nhận ra rằng mình đã không thể hy vọng điều đó được nữa. Tôi đã chọn Gale và cuộc nổi loạn,
tương lai cùng với Peeta chỉ là kịch bản của Capitol, không phải của tôi. (Suzanne Collins, Bắt lửa) Qua đoạn trích, tâm lý của nhân vật “tôi” được thể hiện như thế nào? A. Bị ám ảnh bởi những ký ức đau thương và cảm giác tội lỗi trong quá khứ. B. Sợ hãi và đau đớn khi đối diện với hiện thực của cuộc nổi loạn. C. Mâu thuẫn nội tâm giữa cảm giác an toàn bên Peeta và trách nhiệm với Gale. D. Khao khát tìm kiếm sự bình yên trong giấc mơ và thực tại. Câu 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: ... Trộm xem thánh chúa hữu vi, Quảng khai ngôn lộ tình thuỳ binh dân. Xin làm quốc ngữ phơi trần, Dãi bề chân thực dám phần sai ngoa Bình thì quốc chi trảo nha, Đêm ngày bảo vệ quốc gia vững bền. Can qua súng ống cung tên, Thân nghiêm hiệu lệnh tập rèn cho mình. ... (Ngô Thì Sĩ, Binh dân luận) Xác định thể thơ của đoạn trích? A. Song thất lục bát. B. Lục bát. C. Ngũ ngôn bát cú. D. Thất ngôn bát cú. Câu 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đôi khi cầm trên tay mấy bản CV, tôi chẳng biết viết gì vào đó. Không phải vì tôi đã sống những tháng năm nhợt nhạt trước đó, mà đôi khi tôi cũng không hiểu hết mình, hoặc quá phức tạp, hoặc đơn giản đến diệu kỳ. Điều quan trọng hơn, là tôi thấy mình chẳng có điểm nhấn nào đặc sắc trong suốt những năm đã sống trên thế gian này, đến mức nếu có ai hỏi về điều đó, chắc tôi sẽ ậm ừ cả
ngày. Cho đến khi Nhi bước vào cuộc đời tôi, có lẽ đó mới là lúc có thể la lên: “Đây, đây, chính cô ấy là điểm nhấn của cuộc đời tôi!” (Minh Nhật, Nơi những cơn gió dừng chân) Đoạn trích thể hiện quan điểm của nhân vật “tôi” về điều gì? A. Tầm quan trọng của việc tự khám phá bản thân trong cuộc sống. B. Ý nghĩa của một người đặc biệt trong việc định hình giá trị cuộc sống cá nhân. C. Sự khó khăn trong việc xác định mục tiêu và định hướng tương lai. D. Mối quan hệ giữa sự tự tin và khả năng thành công trong cuộc sống. Câu 5: Theo tôi nghĩ, trong chỉ đạo chiến tranh, có ý kiến khác nhau là rất bình thường, miễn sao cùng có chung mục đích tìm ra phương án tối ưu để giành thắng lợi. Những cuộc tranh luận như vậy là cần thiết để đi đến thống nhất, và là biểu hiện tốt của mối quan hệ giữa cơ quan tham mưu chiến lược với các đồng chí có trách nhiệm ở chiến trường. Vấn đề quan trọng là ở chỗ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, bình tĩnh, sáng suốt thao luận trên tình đồng chí với tinh thần trách nhiệm cao, không chủ quan, áp đặt. (Võ Nguyên Giáp, Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng) Theo đoạn văn, điều nào sau đây không được nhấn mạnh? A. Tôn trọng ý kiến của nhau trong thảo luận là rất quan trọng. B. Tranh luận giúp tìm ra phương án tối ưu để giành thắng lợi. C. Sự thống nhất ý kiến luôn có ngay từ đầu trong mọi cuộc thảo luận. D. Tinh thần đồng chí cần được duy trì trong quá trình thảo luận. Câu 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Có ba cuộc cách mạng quan trọng định hình tiến trình lịch sử: Cách mạng Nhận thức đã khởi động lịch sử cách đây khoảng 70.000 năm. Cách mạng Nông nghiệp đã tăng tốc lịch sử vào khoảng 12.000 năm trước đây. Còn Cách mạng Khoa học, mới bắt đầu cách đây 500 năm, biết đâu sẽ kết thúc lịch sử và bắt đầu một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt. Cuốn sách này kể câu chuyện về việc ba cuộc cách mạng đó đã tác động đến loài người và những sinh vật cùng sống với họ ra sao. (Yuval Noah Harari, Sapiens: Lược Sử Loài Người)